Tình trạng sâu răng ở trẻ em rất dễ dàng gặp phải ở chính những bạn nhỏ xung quanh chúng ta. Răng của trẻ em là răng sữa, khi còn nhỏ, các bé chưa biết cũng chưa hiểu rằng mình cần phải làm gì hay nên làm như thế nào để bảo vệ răng miệng. Thậm chí còn chưa ý thức được việc bản thân cần giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt. Do đó, phụ huynh chính là những người chỉ đường, hướng dẫn cho các bạn nhỏ các thói quen để giữ gìn răng miệng. Bài viết này đề cập đến các cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ em, chúng ta cùng theo dõi và lưu lại những điều cần thiết để có thể áp dụng và tạo thói quen tốt cho trẻ nhé.
Sâu răng là gì?
Sâu răng là một tình trạng khá phổ biến, chính những chiếc răng bị nhiễm khuẩn của tổ chức canxi hóa, làm hủy hoại chiếc răng dần dần. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được qua sự thay đổi của màu răng, xuất hiện các vết màu đen, càng ngày càng ăn sâu, làm mất răng dần dần.
Các vết sâu răng này ngày càng lấn vào trong, nặng hơn sẽ đi vào tủy làm viêm tủy và cũng là nguyên nhân chính gây ra đau nhức răng. Với trường hợp này thì bạn cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường khi bị viêm tủy thì sẽ phải điều trị tủy để chấm dứt cơn đau.
Tỉ lệ sâu răng ở Việt Nam tương đối là cao so với các nước khác, sâu răng không phải là bệnh nặng, nếu phát hiện sớm thì hãy đến nha khoa sớm nhất có thể, để kịp thời xử lí khi vết sâu răng mới chớm, còn nhẹ. Bởi cách xử lí khi sâu răng còn mới chớm ngoài bề mặt sẽ dễ dàng và đảm bảo hơn nhiều là để nó bị nặng gây đau nhức kéo dài.
Vậy nguyên nhân nào mà lại khiến tỉ lệ sâu răng ở Việt Nam cao hơn hẳn các nước khác như vậy. Có thể là do thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày chưa được đảm bảo cho răng miệng. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra sâu răng qua đoạn dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây ra sâu răng
Nguyên nhân gây ra sâu răng chính xác là do những vi khuẩn tồn tại trong miệng, khi những vi khuẩn này phát triển mạnh, chúng ta làm ảnh hưởng đến răng tương đối nhiều. Biểu hiện rõ ràng khi ở răng xuất hiện các vết màu đen, hay đôi khi xuất hiện một chút nhức ở răng.
Nguyên nhân tiếp theo là do sau khi ăn thức ăn có chứa nhiều đường, tinh bột, và vi khuẩn trong miệng tác động vào làm lên men và biến thành axit. Dần dần làm ăn mòn răng, còn lại chân răng, nặng hơn nữa thì còn bị ăn mất cả chân răng, trường hợp này hiếm thôi.
Hoặc nguyên nhân khác do di truyền, đặc tính của răng dễ bị sâu, ăn mòn. Hay là men răng yếu, dễ bị tác động từ các yếu tố khác chỉ với liều lượng nhỏ. Dù là nguyên nhân nào đi nữa thì cũng có nhiều cách để khắc phục, bảo vệ răng miệng và hạn chế tối đa các tác động có thể ảnh hưởng tới.
Sâu răng ở trẻ em
Sâu răng ở trẻ em rất phổ biến, đa số các bé đều bị sâu răng, không ít thì nhiều. Có bé còn bị sâu răng cả hàm, rất đáng thương vì mỗi khi đau nhức là không ngủ được, khóc lóc quấy nhiễu. Phụ huynh cũng phải lo lắng, sốt sắng và chỉ mong mau mau tìm ra cách điều trị dứt điểm cơn đau cho trẻ.
Răng trẻ em là răng sữa, nên cũng sẽ được thay răng mới. Tuy nhiên chiếc răng số 6 là răng vĩnh viễn, không thể mọc răng mới thay thế, nên nếu bị sâu răng 6 là cũng phức tạp hơn nhiều đó. Răng 6 còn là răng gần các dây thần kinh, nên khi thấy có dấu hiệu sâu răng 6 thì hãy đến nha khoa luôn để mọi thứ được nhẹ nhàng hơn.
Các bé sâu răng thì phần nhiều là cách vệ sinh răng miệng chưa tốt, và do được ăn quá nhiều kẹo ngọt, bánh ăn vặt, đặc biệt là buổi tối. Ăn xong không súc miệng, đánh răng trước khi ngủ cho răng miệng sạch sẽ thì sẽ làm vi khuẩn phát triển mạnh, và gây ra các vấn đề khác.
Ăn kẹo bị sâu răng phải làm sao?
Ăn kẹo nhiều bị sâu răng thì nên cho bé đến nha khoa khám để có cách điều trị phù hợp. Nếu sâu nhẹ thì sẽ trám lại, hoặc nặng hơn sẽ phải điều trị tủy để chấm dứt cơn đau. Đừng để sâu răng ngày càng nhiều, càng lan ra diện rộng hơn, phụ huynh hãy thực hiện các cách phòng ngừa sâu răng dưới đây cho trẻ để có được sức khỏe răng miệng tốt nhất nhé.
Các cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ em
Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm làm từ sữa để ngừa sâu răng
Các đồ ăn, thực phẩm chứa nhiều các chất dinh dưỡng, chất sơ, protein và các khoáng chất cần thiết như Magie, kẽm, Kali, … và canxi, rất tốt cho sức khỏe tổng thể cũng như răng miệng cho bé. Rau xanh có nhiều chất xơ, trái cây nhiều vitamin, thịt, cá, trứng và thực phẩm từ sữa như sữa tươi, phô mai, sữa chua có bổ sung protein cũng như là canxi giúp xương chắc khỏe, và đương nhiên răng cũng sẽ được chắc khỏe hơn rồi.
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách để ngừa sâu răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách, ngày đánh răng 2 lần sáng và tối, sau khi ăn để có một hàm răng chắc khỏe. Làm sạch trong miệng như vậy cũng làm giảm vi khuẩn cũng như thức ăn thừa còn mắc lại trong các kẽ răng.
Phụ huynh nên theo sát các quá trình này của bé, cho đến khi bé đã tự hình thành thói quen đánh răng và tự giác đánh răng không cần nhắc nhở nữa. Đảm bảo khoảng 2 phút cho mỗi lần đánh răng của trẻ nhé.
Tạo thói quen súc miệng nước muối cho trẻ để ngừa sâu răng
Thói quen súc miệng cũng rất quan trọng. Muối có tác dụng diệt khuẩn rất tốt, nên sau khi ăn uống xong hãy súc miệng nước muối để làm sạch những thức ăn thừa còn đọng lại cũng như diệt bớt vi khuẩn trong miệng. Một ngày nên súc miệng 2-4 ngày để đảm bảo.
Trám bít hố rãnh răng ngừa sâu răng
Cách này dành cho các răng cối to, có rãnh trên bề mặt răng. Trám lên một lớn giúp bề mặt răng đầy đặn, mịn, không còn rãnh để mắc thức ăn nữa, lại dễ dàng vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn. Đặc biệt là răng 6 thì nên trám sớm cho bé để tránh bị sâu cho răng 6 bạn nhé.
Trám răng rât nhanh chóng và đơn giản, bác sĩ sẽ phủ lên một lớp giúp bảo vệ răng cho bé. Việc này khồng hề làm tác động hay ảnh hưởng xấu gì cho răng miệng nên phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm với cách này.
Cạo vôi răng ngừa sâu răng cho trẻ
Cạo vôi răng đều đặn khoảng 2 lần mỗi năm, tương đương 6 tháng một lần để cạo sạch các mảng bám, giúp ngăn ngừa viêm lợi, sâu răng cho bé. Phụ huynh cũng nên tạo thói quen này cho trẻ cho đến khi chúng tự ý thức được việc này. Hãy cố gắng làm như vậy được càng nhiều năm càng tốt, thậm chí là cả đời luôn, chắc chắn sẽ bảo vệ răng miệng tối ưu hơn đó.
Trên đây chúng tôi thông tin đến bạn một số cách để ngăn ngừa sâu răng cho trẻ. Còn nhiều các mẹo vặt cũng như các cách giúp bảo vệ răng miệng cho mọi người, cùng theo dõi thêm ở các bài tiếp theo nhé.