Có những bài thuốc chữa nhiệt miệng nào? là câu hỏi mà nhiều người cần được giải đáp. Bởi nhiệt miệng là tình trạng phổ biến hiện nay, thường gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân do đâu và có những bài thuốc chữa nhiệt miệng nào? Để có câu trả lời các bạn cùng đi tìm hiểu với Nha khoa và đời sống nhé!
Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
Nhiệt miệng là bệnh lý răng miệng thường gặp hầu hết ở mọi người. Tuy nhiên nhiều người không biết nguyên nhân do đâu gây ra nhiệt miệng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra nhiệt miệng bạn nên biết:
Nhiệt miệng do vi khuẩn gây ra
Trong khoang miệng chứa hàng ngàn những vi khuẩn gây bệnh, chúng có thể phát triển mạnh bất cứ lúc nào nếu răng miệng không được vệ sinh sạch. Khi vi khuẩn phát triển chúng sẽ tấn công mạnh vào mô mềm như nướu, vùng má hay môi gây ra những vết loét nông, có màu đỏ. Khi ăn uống và sinh hoạt hằng ngày sẽ khiến bạn bị sót, sưng, đau, khó chịu.
Ăn quá nhiều đồ cay nóng gây nhiệt miệng
Những đồ ăn có vị cay, nóng là thực phẩm giúp cho bữa ăn của bạn thêm sinh động hơn. Tuy nhiên nếu bạn ăn quá nhiều sẽ khiến miệng bị bỏng rát, lở miệng, hình thành nhiều nốt mụn trong niêm mạc miệng. Hay trong khi bạn bị nhiệt miệng những đồ cay nóng sẽ làm cho những vết loét nhiệt miệng bị kích làm cho bệnh lý trở nên trầm trọng hơn.
Mô nướu bị chấn thương
Nướu bị chấn thương có thể là do bạn bị tai nạn, va đập, tổn thương khi ăn nhai hay nói chuyện vô tình cắn dính môi, lưỡi, má khiến cho những vùng đó bị trầy xước, vi khuẩn sẽ thâm nhập vào gây ra viêm loét.
Bên cạnh đó việc vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ khiến mô nướu bị tổn thương. Đó là khi bạn sử dụng những loại kem đánh răng không phù hợp, bàn chải đánh răng quá cứng sẽ khiến cho răng và mô nướu bị tổn thương.
Hay bạn dùng lực quá mạnh để tác động bàn chải lên răng sẽ khiến cho môi nướu bị trầy xước tạo cơ hội cho vi khuẩn hình thành, tấn công vào những vùng đó gây ra nhiệt miệng. Ngoài ra còn khiến cho men răng bị mài mòn, răng dễ bị nhạy cảm, răng lung lay, nặng hơn là mất răng.
Rối loạn nội tiết tố nữ, căng thẳng
Hầu hết phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai nội tiết tố bên trong cơ thể sẽ không được cân bằng, thân nhiệt thay đổi dẫn đến nổi mụn, lở loét trong khoang miệng. Hay do làm việc căng thẳng khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành gây ra nhiệt miệng và nhiệt miệng tái phát.
Nhiệt miệng do thiếu vitamin
Vitamin là chất giúp cho răng và nướu khỏe mạnh, khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh cao. Vậy nên khi bị nhiệt miệng giống như một tiếng chuông cảnh báo bạn đang bị thiếu hụt vitamin tốt cho răng miệng. Những loại vitamin đó có thể kể đến như vitamin C; Vitamin B2,3,6,12; Kẽm; Sắt; Axit folic,…
Một số dấu hiệu và triệu chứng của nhiệt miệng
- Nhiệt miệng thường xảy ra ở mô mềm như môi, bên trong má, dưới lưỡi hoặc trên nướu
- Xuất hiện một hoặc nhiều vết loét nhỏ, hình bầu dục hoặc hình tròn
- Những vết loét có màu trắng hoặc vàng, viền ngoài có màu đỏ
- Cảm giác ngứa râm ran trong miệng
- Đau rát, khó chịu khi ăn uống và vệ sinh răng miệng
- Một số trường hợp có kèm hiện tượng sốt
Hình ảnh nhiệt miệng
Dưới đây là một số hình ảnh của bệnh lý nhiệt miệng để bạn nhận biết nhanh hơn và tìm ra cách chữa sớm nhất.
Top 6 bài thuốc chữa nhiệt miệng
Nhiệt miệng là những vết loét màu trắng sau đó chuyển thành màu đỏ, gây đau rát nhất là khi ăn uống. Vậy nên việc tìm ra những bài thuốc giúp xoa dịu những cơn đau và làm lành vết thương nhanh chóng là điều bạn nên làm. Vậy có những bài thuốc chữa nhiệt miệng nào?
Chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Đối với nhiệt miệng, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm sưng giúp chữa lành vết thương nhanh chóng.
Để mật ong phát huy tác dụng tốt nhất trong việc chữa nhiệt miệng bạn nên thực hiện sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ. Trước khi thực hiện bạn nên vệ sinh răng miệng thật sạch để loại bỏ những thức ăn bừa bám trên bề mặt vết thương. Sau đó dùng tăm bông chấm một lượng mật ong vừa đủ rồi thoa nhẹ nhàng trực tiếp lên vết thương, thoa nhiều lần và để mật ong khoảng 5 phút, sau đó súc miệng lại bằng nước ấm thật sạch.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng mật ong để súc miệng hoặc ngậm trong miệng khoảng 1 – 2 phút. Sau đó nốt từ từ vào dạ dày, bởi mật ong không chỉ có tác dụng chữa nhiệt miệng còn còn rất tốt cho cơ thể. Cuối cùng là súc miệng lại thật sạch bằng nước ấm.
Những cách này có hiệu quả ngay từ lần đầu tiên sử dụng và thực hiện cách này 2 – 3 lần/ngày để nhiệt miệng được chấm dứt nhanh hơn. Tuy nhiên cũng không vì thế mà bạn chủ quan, mà hãy theo dõi để biết tình trạng bệnh lý của mình như thế nào.
Chữa nhiệt miệng bằng lá rau ngót
Rau ngót là loại rau phổ biến hiện nay và được dùng để chữa nhiệt miệng hiệu quả. bởi rau ngót có tính mát giúp giải nhiệt, thanh độc và khả năng làm lành những vết loét nhiệt miệng nhanh, hạn chế tái phát.
Hơn nữa rau ngót có giá thành thấp, tiết kiệm được chi phí và có thể thực hiện đơn giản tại nhà. Để chữa nhiệt miệng bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 10g lá rau ngót tươi, đem đi rửa sạch vò nát rồi giã lấy nước. Sau đó dùng tăm bông thấm nước rau ngót nguyên chất hoặc hỗn hợp nước rau ngót hòa tan với một chút mật ong rồi chấm lên những nốt nhiệt miệng. Thực hiện nhẹ nhàng, khéo léo liên tục 2 – 3 lần/ngày để miệng vết nhiệt miệng khô lại và nhanh chóng khỏi bệnh.
Rau diếp cá – bài thuốc chữa nhiệt miệng
Rau diếp cá (dấp cá) có vị cay, tính lạnh nên có khả năng kháng khuẩn, thanh nhiệt giải độc cao. Để sử dụng rau diếp cá làm bài thuốc chữa nhiệt miệng bạn cần chuẩn bị 100g lá rau diếp cá bánh tẻ (không quá non, không quá già) rồi đem rửa sạch. Sau đó giã nát hoặc xoay nhuyễn lọc bỏ bã dùng để uống hằng ngày.
Hoặc bạn có thể sắc nước lá diếp cá để uống hằng ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể ăn uống lá rau diếp cá trong mỗi bữa ăn. Thực hiện những cách này hằng ngày liên tục trong khoảng 3 – 4 ngày để nhiệt miệng nhanh khỏi.
Nước khế chua chữa nhiệt miệng
Nước khế chua là bài thuốc chữa nhiệt miệng được nhiều người áp dụng bởi khế có vị chua, tính bình, có chứa hàm lượng acid oxalic cùng với nhiều chất vitamin có trong khế chua giúp giải nhiệt, trị nhiệt miệng hiệu quả. Ngoài ra khế chua còn giúp cho răng, nướu chắc khỏe, răng luôn trắng sáng tự nhiên.
Để giúp xoa dịu cơn đau rát, ngứa ngáy, khó chịu do nhiệt miệng gây ra bạn chỉ cần chuẩn bị 2 – 3 quả khế chua với nước lọc và thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Đem khế chua rửa sạch, cắt thành múi.
- Bước 2: Cho khế chua đã chuẩn bị vào nồi, với nửa lít nước lọc rồi đun sôi, đến khi sôi thì để lửa nhỏ khoảng 5 phút thì tắt bếp.
- Bước 3: Đợi nước khế muội sau đó đổ vào bình thủy tinh để sử dụng trong vòng 1 ngày.
- Bước 4: Ngậm hoặc súc miệng nước khế chua trong miệng khoảng 4 – 5 phút sau đó nhổ ra và rửa sạch miệng với nước.
Bạn thực hiện cách này hằng ngày và liên tục trong khoảng 3 – 4 ngày để thấy tình trạng nhiệt miệng được thuyên giảm. Tuy nhiên nếu những vết loét đó kéo dài thì bạn không nên chủ quan mà hay đến gặp bác sĩ để có cách điều trị sớm nhất.
Bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng hoa cúc
Hoa cúc là dược liệu lành tính, giúp giảm đau, giảm sưng, tiêu viêm rất tốt và làm lành vết thương nhanh chóng nên được áp dụng phổ biến để chữa nhiệt miệng.
Để giảm nhiệt miệng nhanh chóng bạn chỉ cần hãm 2 – 3 bông hoa cúc với nước lọc để uống mỗi ngày hoặc súc miệng 3 – 4 lần trên ngày. Với cách này bạn cần phải kiên trì thực hiện, tình trạng nhiệt miệng sẽ nhanh chóng giảm đi sau 3 – 4 ngày sử dụng.
Lá trà xanh – bài thuốc chữa nhiệt miệng
Trà xanh là loại lá cây có chứa thành phần chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ thành nhiệt, chống viêm, kháng khuẩn thúc đẩy những vết loét mau chóng lành lại. Cách này cũng được thực hiện đơn giản tại nhà, đầu tiên cần chuẩn bị một nắm lá trà tươi, rửa sạch, rồi đem đun nước để ngậm hoặc súc miệng hằng ngày. Mỗi lần thực hiện khoảng 5 – 10 phút rồi nhổ bỏ. Kiên trì áp dụng cách này để chữa nhiệt miệng nhanh chóng.
Trên đây là một số bài thuốc chữa nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên những bài thuốc này chỉ có tác dụng với những tình trạng nhiệt miệng ở mức độ nhẹ, vừa còn ở mức độ năng hơn, đau rát nhiều thì bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám để có những phương pháp điều trị tốt nhất.
Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn nhanh chóng chấm dứt những cơn đau nhức, khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Để cập nhật thêm nhiều mẹo hay và những kiến thức mới bạn hãy tiếp tục theo dõi trang web của Nha khoa và đời sống nhé!