Khi ăn uống bạn thường xuyên phải đối mặt với những cảm giác nhói, buốt ở răng, thậm chí bạn có giảm giác ê khi thời tiết lạnh, điều này chứng tỏ bạn đang bị ê buốt chân răng. Sau khi phát hiện bạn bị răng nhạy cảm, ê buốt thì hiển nhiên bước tiếp theo là xem thử phải làm gì để khắc phục.Trong chuyên mục hôm nay, chúng ta hãy cùng tham khảo cách xử lý khi bị ê buốt chân răng nhé.
1. Ê buốt chân răng là như thế nào?
Ê buốt chân răng là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là những tín đồ mê thức ăn nóng – lạnh – chua – ngọt nhưng chúng ta vẫn thường chủ quan, cho rằng điều đó không đáng lo ngại bởi cảm giác này có thể biến mất sau vài giây. Tuy nhiên, qua thời gian răng trở nên nhạy cảm hơn, ê chân răng tăng dần.
Chân răng nhạy cảm là rào cản khi bạn ăn uống những món ăn khoái khẩu .Nếu không được điều trị kịp thời, càng về sau bề mặt răng tổn hại càng nhiều dẫn tới các tổn thương răng miệng khác như viêm nha chu, viêm tủy…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Các chuyên gia cho biết nguyên nhân chủ yếu khiến răng bị ê buốt là do lớp men bị tổn hại, ngà răng bị lộ, chân răng dễ tổn thương.
2. Những tác nhân gây ra tình trạng ê buốt chân răng
Tình trạng răng ê buốt (răng nhạy cảm) có thể xảy ra khi gặp các tác nhân sau:
- Các loại đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc lạnh
- Các loại thức ăn, đồ uống chứa vị ngọt hoặc chua, đồ uống có gas
- Khi bạn hít thở trong một môi trường nhiệt độ lạnh
3. Cách xử lý khi bị ê buốt chân răng
Dưới đây là những cách bạn có thể áp dụng trong việc phòng tránh sự nhạy cảm của răng, gìn giữ men răng cũng như phương án để giản cảm giác bị ê buốt chân răng
3.1 Vệ sinh răng miệng hợp lí
Ê buốt răng nên làm gì để khắc phục? Thay vì dùng bàn chải lông cứng bạn hãy chọn dùng bàn chải lông mềm để đánh răng 1 cách nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh để tránh tổn thương men răng. Đánh răng 2 lần/ngày, bạn nên thay bàn chải 3 tháng/lần.
Vệ sinh răng miệng hợp lí bằng việc chải răng đúng cách, ngừa tình trạng mòn men răng và nguy cơ tụt nướu.Bạn có thể mát xa lợi bằng ngón tay sạch giúp máu lưu thông tốt giúp lợi khỏe mạnh hơn. Bạn nên thay bàn chải đánh răng thường xuyên 3 tháng/lần hay sớm hơn nếu bàn chải đã xơ.
Ngăn ngừa tình trạng mòn men răng và nguy cơ tụt nướu bằng việc chải răng đúng cách
3. 2. Dùng kem đánh răng cho răng nhạy cảm
Chăm sóc răng miệng hàng ngày bằng kem đánh răng phù hợp với tình trạng răng hiện tại của bản thân là điều không thể bỏi qua.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem đánh răng chuyên dụng dành cho răng ê buốt, chứa khoáng chất có lợi giúp giảm triệu chứng ê buốt hiệu quả.
3.3 Súc miệng bằng dung dịch chứa nhiều fluoride
Fluoride là một chất rất cần thiết để ngăn ngừa sâu răng, đồng thời cũng làm giảm hiện tượng răng ê buốt. Bạn nên súc miệng bằng dung dịch này 1 lần/ngày. tuy nhiên bạn cũng cần nhớ rằng, nước súc miệng chỉ có tác dụng sát khuẩn chứ không có tác dụng chữa sâu răng. Để bảo vệ răng, giữ răng chắc khỏe, không sâu răng bạn cần đánh răng đúng cách và ăn uống khoa học
3.4 Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học
Thức ăn hoặc thức uống chứa nhiều acid là 1 trong những nguyên nhân gây tình trạng răng nhạy cảm. Vì vậy để phòng tránh, ta nên thực hiện một chế độ ăn uống khoa học.Trái cây, rau xanh, hoa qua tươi mát (các loại đậu, cải bắp, đậu Hà Lan, táo, chuối…) là thực phẩm được khuyến khích để giúp răng chắc khỏe và giữ được độ sáng bóng.
Bên cạnh đó, bạn hãy tăng cường bổ sung canxi ( thành phần không thể thiếu trong việc chống lại các tác nhân gây hại cho răng) , nguồn canxi từ bơ, sữa… là sự lựa chọn thông minh cho bạn.
Để phòng ngừa ê buốt chân răng, bạn cần hạn chế những loại đồ ăn, thức uống quá nóng, quá lạnh để bảo vệ men răng, ngăn ngừa ê buốt. Chúng ta nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nồng độ axit cao, đặc biệt là đồ uống có gas, soda.
3.5 Khám răng định kỳ 3- 6 tháng/ lần
Thăm khám răng định kỳ là việc hết sức cần thiết trong việc phòng tránh tình trạng ê buốt răng. Thăm khám nha khoa thường xuyên, các chuyên gia có thể giúp bạn phát hiện và tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng ê buốt chân răng. Việc phát hiện sớm có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn xảy ra.
Đồng thời, bạn cũng nên cần lấy cao răng định kỳ để giữ răng miệng sạch sẽ. Thăm khám thường xuyên cũng giúp phát hiện các bệnh lý răng miệng (nếu có) và điều trị kịp thời.
Với những người có thói quen nghiến răng, bạn nên thăm khám, trao đổi cùng bác sĩ chuyên sâu, bác sĩ có đưa đến cho bạn giải pháp đeo máng chống nghiến răng khi ngủ để hạn chế mòn men răng, tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn là đau khớp thái dương hàm.
Khi xuất hiện dấu hiệu của ê buốt chân răng, bạn hãy nhanh chóng tới nha khoa để được thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên môn để phát hiện chính xác nguyên nhân cũng như điều trị sớm.
Việc khám răng định kỳ không những giúp bạn hạn chế được những biến chứng nguy hiểm mà còn giúp bạn bảo vệ răng miệng tốt hơn.