Bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới phải làm sao? Khi bị sưng nướu răng hàm dưới thì có thể bạn đang gặp một số vấn đề về răng miệng. Vậy làm sao để nhận biết bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và khắc phục, điều trị bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới bằng cách nào? Hãy để Nha khoa và đời sống giúp bạn giải đáp thắc mắc trong bài viết này nhé!
Dấu hiệu khi bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới
Nướu/lợi răng có màu hồng nhạt là phần mô liên kết mềm bao quanh vùng chân răng. Khi mô nướu/lợi khỏe mạnh thì chúng sẽ bám chắc vào chân răng, bạn sẽ không gặp tình trạng sưng viêm, chảy máu chân răng. Nhưng nếu phần nướu răng của bạn gặp các hiện tượng bất thường, dễ bị sưng, đặc biệt là bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới thì bạn cần theo dõi, thăm khám sớm nhất.
Dưới đây là một số biểu hiện để bạn có thể nhận ra tình trạng bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới:
Phần lợi/nướu răng xung quanh răng hàm bị viêm đỏ:
Nướu răng bình thường sẽ có màu hồng nhạt nên khi bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới bạn sẽ thấy phần nướu có hiện tượng sưng, viêm đỏ hay có thể chuyển màu đỏ sẫm, đỏ tím.
Dễ bị chảy máu vùng chân răng bị sưng
Khi bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới thì phần nướu sẽ nhạy cảm, dễ bị chảy máu khi có tác động nhẹ. Vậy nên, khi bạn đánh răng, dùng chỉ nha khoa hay chỉ một tác động nhỏ có thể gây ra tình trạng chảy máu chân răng.
Xuất hiện mủ khi bị sưng nướu răng
Với một số trường hợp khi bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có thể xuất hiện mủ, sưng nề và nướu không bám chắc vào chân răng.
Hơi thở có mùi hôi
Nướu/lợi bị sưng có thể khiến bạn cảm thấy hơi thở của mình có mùi khó chịu do khi này vi khuẩn trong miệng phát triển quá mức.
Ngoài các dấu hiệu trên, một số bạn sẽ cảm thấy đau nhức phần răng bị sưng nướu và cả răng bên cạnh. Không chỉ vậy, có trường hợp còn cảm thấy đau họng, ăn uống không ngon miệng gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới do đâu?
Bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới do khá nhiều nguyên nhân gây ra và có thể gặp ở hầu hết các độ tuổi. Một số nguyên nhân thường gặp đó là:
Do vệ sinh răng miệng chưa tốt
Nguyên nhân đầu tiên và thường gặp khiến bạn bị sưng nướu răng hàm dưới chính là việc vệ sinh răng miệng chưa tốt. Vì là răng phía trong cùng nên bạn cần vệ sinh kỹ càng hơn để loại bỏ mảng bám, cao răng. Do vậy, khi bạn chải răng chưa đúng cách hay chưa vệ sinh hết các răng hàm phía trong có thể khiến cao răng tích tụ ngày càng nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sưng nướu.
Do bị viêm lợi/nướu
Khi quá trình vệ sinh răng miệng chưa tốt sẽ gây sưng viêm lợi hay viêm nướu. Khi các vi khuẩn phát triển nhiều khiến lợi bị sưng viêm, kích ứng, dễ chảy máu. Nếu tình trạng này không được khắc phục sớm có thể bị sưng có mủ, gây hôi miệng và gây ra một số biến chứng khác nguy hiểm hơn.
Do răng hàm bị sâu
Bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có thể là các răng hàm số 6,7,8 bị sâu. Sâu răng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào từ trẻ em đến người lớn do là các răng phía trong nên khó vệ sinh, làm sạch hơn. Khi các răng hàm bị sâu không khắc phục sớm có thể khiến chiếc răng đó bị sưng viêm, hỏng tủy răng, gây đau nhức, khó chịu cho bạn.
Do răng khôn bị mọc lệch
Răng khôn là răng hàm lớn mọc cuối cùng trên cung hàm thường bị thiếu chỗ/không gian nên rất dễ bị mọc lệch, đâm vào răng số 7. Khi răng khôn mọc lệch phần nướu răng tại vị trí đó sẽ có hiện tượng bị sưng viêm, đau. Và đây chính là một trong các nguyên nhân khiến bạn bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới.
Vậy khi bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới làm sao để khắc phục?
Cách điều trị tình trạng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới
Trường hợp bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới dù cho nguyên nhân nào gây ra nếu bạn không điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, có thể gây mất răng. Vì khi nướu răng bị tổn thương, các vi khuẩn dễ xâm nhập, tấn công khiến răng bị ảnh hưởng xấu. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Một trong các nguyên nhân chính gây ra tình trạng bị sưng nướu răng hàm dưới là do việc vệ sinh răng miệng chưa tốt. Vậy nên, giải pháp đầu tiên chính là bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách cũng như có thể sử dụng thêm bàn chải kẽ, máy tăm nước, chỉ nha khoa để loại bỏ tối đa cặn thức ăn thừa, mảng bám.
Bạn nên chải răng 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm, sử dụng kem đánh răng có chứa fluor để ngăn ngừa sâu răng. Sau khi đánh răng, bạn có thể sử dụng thêm nước súc miệng, dụng cụ làm sạch lưỡi để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển giúp hơi thở thơm tho hơn.
Sử dụng nước muối súc miệng
Khi bạn nhận thấy mình bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới và chưa có thời gian đến các phòng khám nha khoa thăm khám thì bạn có thể thực hiện một số biện pháp làm thuyên giảm tình trạng sưng nướu, giảm đau nhức cho bạn đó là: Súc miệng bằng nước muối sinh lý sau ăn hay bạn có thể pha loãng nước muối với chanh để súc miệng.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý là một cách giảm sưng viêm nướu an toàn,hiệu quả và tiết kiệm. Không chỉ vậy, súc miệng bằng nước muối còn giúp thúc đẩy quá trình phục hồi, ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
Điều trị tại nha khoa
Nếu bạn đã thực hiện một số biện pháp giảm sưng nướu tại nhà mà tình trạng bị sưng nướu răng không thuyên giảm thì bạn nên đến các cơ sở nha khoa, phòng khám uy tín để thăm khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân khiến bạn bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp thường được bác sĩ lựa chọn: vệ sinh răng miệng, lấy cao răng/cạo vôi răng, cắt bỏ lợi trùm, hàn răng sâu, kê đơn giảm đau và có thể nhổ răng khôn.
Hy vọng bài viết trên Nha khoa và đời sống đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới để có cách khắc phục kịp thời, đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn tốt nhất. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì bạn có thể bình luận ngay dưới bài viết để Nha khoa và đời sống giải đáp cho bạn nhé!