Áp xe răng là một trong những biến chứng nghiêm trọng của các bệnh lý răng miệng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy làm sao để chữa áp xe răng nhanh chóng và hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có những kiến thức hữu hiệu nhé!
Áp xe răng là gì?
Áp xe răng còn được gọi là bệnh nhiễm trùng thường do sâu răng và các bệnh lý về răng miệng gây ra. Là tình trạng nướu bị sưng và xuất hiện những túi mủ, khi chạm vào hoặc nhai nhẹ có cảm giác đau nhức, khó chịu. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chân răng làm cho răng bị yếu gây nên tình trạng lung lay răng, nặng hơn có thể là bị rụng răng.
Các trường hợp áp xe răng
Áp xe chân răng
Áp xe chân răng thường xuất phát từ hậu quả sâu răng ảnh hưởng đến tủy răng không được điều trị kịp thời khiến sâu răng đi tới cuối ống tủy ở chân răng làm hình thành các túi mủ tại khu vực cuối chân răng.
Hoặc có thể là do một số trường hợp lấy tủy răng thất bại dẫn đến hiện tượng áp xe chân răng. Dạng này được gọi là áp xe chân răng có ổ mủ.
Một số trường hợp nhẹ hơn thì tình trạng áp xe chân răng chưa hình thành các ổ mũ. Nhưng cũng không nên chủ quan, bởi lâu ngày không được chữa trị sẽ dẫn đến tình trạng áp xe chân răng có ổ mủ, làm cho chân răng bị ảnh hưởng răng bị lung lay thậm chí là rụng răng.
Áp xe nướu răng
Áp xe nướu răng là các túi áp xe hình thành và phát triển ở khu vực giữa nướu và răng, bên trong chứa đầy mủ và vi khuẩn, tuy nhiên chỉ nằm bên ngoài men răng chứ không phải là nằm bên trong răng.
Áp xe nướu là do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ làm hình thành nhiều mảng bám ở chân răng, từ đó vi khuẩn hình thành và phát triển dẫn đến phá hủy các mô xung quanh. Lâu ngày vi khuẩn sẽ thâm nhập sâu vào trong khu vực nướu răng sinh sống và hình thành các túi áp xe.
Tình trạng áp xe nướu răng nếu không được điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ ngày càng tấn công mạnh làm phá hủy men răng, làm mất đi phần bảo vệ vững chắc của răng, dần sẽ đi sâu xuống chân răng làm hình thành áp xe chân răng.
Áp xe răng khôn
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng khi các răng khác đã được mọc cố định, xương hàm phát triển hoàn toàn, nướu thì đã cứng lại nên khi mọc sẽ không có vị trí và khó tách ra khỏi lợi. Chính bởi vậy, răng khôn thường xảy ra hiện tượng mọc ngầm, mọc lệch đâm vào các vùng mô nướu bên cạnh dẫn đến sưng tấy gây đau nhức khó chịu.
Hơn nữa là chiếc răng mọc trong cùng nên khó vệ sinh răng miệng làm cho vi khuẩn dễ hình thành và phát triển gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng dẫn đến biến chứng gây áp xe răng.
Ngoài ra răng 8 mọc ngầm hoặc mọc lệch thường bị chèn vào các dây thần kinh dẫn đến đau nhức vùng đầu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Hậu quả áp xe răng ở trẻ em
Áp xe răng là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm và đặc biệt ở trẻ nhỏ. Vì trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu nên vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công mạnh hơn, vậy nên bố mẹ cần quan sát và theo dõi để phát hiện bệnh sớm nhất và có cách chữa trị nhanh nhất. Bởi nếu tình trạng áp xe răng kéo dài sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như:
- Cơ thể suy yếu: Áp xe răng là khi các túi mủ đã hình thành và mọc trồi rất lớn ở trong khoang miệng, gây đau nhức khó chịu, bé thường xuyên quấy khóc, bỏ bữa. Từ đó dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, làm cho cơ thế của bé bị yếu đi không có khả năng chống lại những vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể.
- Mất răng: Áp xe răng lâu ngày nếu không được chữa trị, những phần nướu và chân răng bị nhiễm trùng ngày càng có chiều hướng xấu đi. Vi khuẩn ở trong túi mủ ngày càng tấn công mạnh và sinh ra các chất axit làm mòn men răng. Từ đó làm cho răng yếu đi, dễ nhạy cảm, răng bị lung lay và có thể phải nhổ bỏ răng bị áp xe để bảo vệ các răng bên cạnh.
- Viêm xoang hàm: Khi vi khuẩn phát triển mạnh sẽ tấn công sang các vùng mô mềm trong khoang miệng và lây lan sang các xoang bên cạnh dẫn đến viêm xoang hàm.
- Áp xe não: Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn từ ổ áp xe răng xâm nhập vào trong mạch máu và lây lan đến não, thậm chí còn khiến trẻ bị hôn mê.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Bệnh có thể khiến vi khuẩn từ ổ áp xe răng lây lan đến tim thông qua mạch máu là nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra. Từ đó gây viêm nội tâm mạc đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
- Nang do răng: Nếu áp xe răng ở trẻ em không được điều trị tốt có thể hình thành lên một khoang chứa đầy dịch ở chân răng gây ảnh hưởng đến răng miệng của bé sau này.
Áp xe chân răng có nguy hiểm không?
Bị áp xe răng có nguy hiểm không là một trong những câu hỏi thường gặp? Như chúng ta đã biết, áp xe răng chính là biến chứng của những bệnh lý về răng miệng dẫn đến nhiễm trùng nướu ảnh hưởng đến răng. Nên nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Những biến chứng mà áp xe răng gây nên như:
- Viêm nhiễm mô xung quanh: Miệng có chứa nước bọt, thường xuyên ẩm ướt nên vi khuẩn sẽ phát triển nhanh hơn các bộ phận khác trong cơ thể. Khi vi khuẩn tấn phát triển tấn công mạnh có thể lan tỏa vào các vùng mô mềm lân cận, vòm họng hay sàn miệng gây viêm mô tế bào và sưng đau toàn khoang miệng. Nguy hiểm hơn có thể gây nhiễm trùng huyết, tắc nghẽn đường hô hấp. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng của con người.
- Nhiễm trùng: Khi bị áp xe răng nặng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cũng nặng hơn sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm nội tâm mạc và nhiễm trùng xoang hàm. Lâu ngày tình trạng nhiễm trùng đó sẽ đi và đường máu. Theo đường màu sẽ lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể như tim và não dẫn đến hôn mê, thậm chí là tử vong.
- Áp xe ngoài mặt: Khi tình trạng áp xe răng ngày càng nặng sẽ ảnh hưởng đến vùng má xung quanh và cằm dẫn đến tình trạng đau nhức, khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nặng hơn có thể lây lan đến sàn miệng và hố thái dương ảnh hưởng đến những bệnh lý răng miệng và những bệnh khác của cơ thể.
Qua đó cho thấy, áp xe chân răng để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng nên cần phải có những biện pháp chữa trị để nhanh chóng làm lành vết thương và tình trạng áp xe nhanh khỏi để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hình ảnh áp xe răng
Nhắc đến áp xe răng chắc hẳn nhiều người cũng đã biết. Tuy nhiên, một số người vẫn chưa nhận biết được áp xe răng có những biểu hiện như thế nào? Dưới đây là một số hình ảnh giúp bạn nhận biết nhanh nhất khi bị áp xe răng:
Mẹo chữa áp xe răng đơn giản, hiệu quả
Súc miệng bằng nước muối
Chữa áp xe răng bằng nước muối là một trong những mẹo chữa trị nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao. Vậy nên hiện nay đã được rất nhiều người đã lựa chọn để chữa áp xe răng.
Nước muối tác dụng sát khuẩn, kháng viêm giúp giảm bớt cảm giác ê buốt, đau nhức. Đồng thời giúp loại bỏ những vi khuẩn trong khoang miệng và trên bề mặt những vết loét do nhiễm trùng gây ra làm cho chúng nhanh chóng khô lại, không làm ảnh hưởng đến các phần mô nướu xung quanh.
Cách thực hiện:
- Hòa tan muối với nước lọc hoặc nước muối sinh lý.
- Sau đó ngậm và súc miệng nước muối ít nhất 2 lần/ngày.
Thực hiện liên tục trong vòng một tuần sẽ thấy được sự thay đổi.
Sử dụng Baking Soda
Chữa áp xe răng bằng sử dụng Baking Soda cũng là một trong cách làm lành những phần nướu bị viêm nhiễm. Baking Soda giúp ức chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng và chức năng của răng.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy bông gòn thấm vào nước sau đó chấm vào bộ baking soda. Sau đó đặt lên phần răng bị áp xe để khoảng một thời gian ngắn để cơn đau thuyên giảm nhanh chóng. Cuối cùng súc miệng lại thật sạch bằng nước lọc.
- Cách 2: Pha loãng ½ thìa baking soda với ½ cốc nước lọc và một chút muối. Rồi ngậm dung dịch đó vào trong miệng khoảng 5 phút, sau đó nhổ ra, thực hiện lặp lại cho đến khi hết dung dịch.
- Bạn có nên thực hiện cách này 2 lần/ ngày mỗi ngày để đem lại hiệu quả cao.
Chữa áp xe răng bằng tỏi
Tỏi ngoài việc là một trong những nguyên liệu để chế biến thức ăn thì tỏi còn là bài thuốc chữa áp xe răng hiệu quả. Tỏi có tính nóng nên có thể giúp diệt vi khuẩn gây hại. Ngoài ra trong tỏi có chứa nhiều chất chống viêm và chất gây tê nhẹ giúp giúp giảm đau nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 – 2 tép tỏi đã được bóc vỏ.
- Giã nát những phần tỏi đã được chuẩn bị.
- Đắp phần tỏi đó lên khu vực áp xe răng, để khoảng 10 – 15 phút.
- Nhổ phần tỏi đó ra và súc miệng lại thật sạch với nước.
Thực hiện cách này lặp đi lặp lại mỗi ngày để tình trạng áp xe răng được thuyên giảm.
Tuy nhiên không nên lạm dụng tỏi vì tỏi có tính nóng sẽ làm cho lợi và chân răng bị tổn thương nặng hơn gây đau rát dữ dội.
Chữa áp xe răng bằng bột nghệ hoặc nghệ tươi
Nghệ ngoài tác dụng làm đẹp và là nguyên liệu trong chế biến thực phẩm thì nghệ cũng được sử dụng để điều trị áp xe răng. Nghệ có giá thành rẻ và dễ tìm kiếm trong mỗi gia đình, ngoài ra còn có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào và chất kháng sinh tự nhiên nên không để lại tác dụng phụ cho răng miệng.
Nếu sử dụng nghệ tươi thì cần chuẩn bị một củ nghệ đã được rửa thật sạch, đem đi giã nát vắt lấy nước. Dùng nước đó trộn với tinh bột nghệ để được hôn hợp sệt. Bôi trực tiếp hỗn hợp này lên vị trí răng bị áp xe, đợi khoảng 30 phút rồi súc miệng lại với nước sạch. Thực hiện 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chữa áp xe răng bằng lá lốt
Lá lốt có đặc tính cay, mùi thơm và có tính ấm nên có khả năng giảm đau, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Chính bởi những đặc tính vậy nên được nhiều người lựa chọn để chữa áp xe răng.
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị 5 – 10 chiếc lá lốt tươi hoặc 30 – 40gr lá lốt khô.
- Đem rửa sạch, ngâm bằng nước muối để loại bỏ thật sạch những vi khuẩn bám trên lá mà nước chưa thể loại bỏ hết được.
- Cho phần lá lốt đã chuẩn bị vào nồi với 1 lít nước lọc, sau đó đun lên cho đến khi nước cô đặc lại.
- Hòa tan phần nước lá lốt đã thu được với 1 ít muối, khuấy đều rồi ngậm vào phần răng bị áp xe khoảng 1 – 2 phút sau đó nhổ ra.
- Thực hiện cách đó lặp đi lặp lại khoảng 3 – 4 lần rồi súc miệng lại thật sạch với nước.
Thực hiện cách này hằng ngày để đem lại kết quả tốt nhất.
Trên đây là một số mẹo chữa áp xe răng tại nhà nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên nếu thực hiện những mẹo này trong một thời gian mà vẫn không thấy bệnh tình giảm đi thì bạn nên đến gặp nha sĩ sớm để được thăm khám để đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp giúp cho bệnh áp xe răng nhanh khỏi.
Nhiều trường hợp cần kết hợp dùng kháng sinh, loại bỏ mủ áp xe tránh sưng viêm nặng ảnh hưởng đến các mô cơ xung quanh, xương hàm.
Vậy là với những chia sẻ trong bài viết trên đây Nha khoa và đời sống đã giúp bạn có nhiều kiến thức về áp xe răng, hy vọng những kiến thức đó sẽ giúp ích cho bạn. Cùng ủng hộ cho trang web để biết thêm nhiều thông tin khác nhé!