Bệnh viêm lợi và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh viêm lợi hay còn được gọi là bệnh viêm nướu là một bệnh lý khá phổ biến, thường xảy ra với nhiều người, ở mọi lứa tuổi.

Viem loi
Bệnh viêm lợi và cách phòng ngừa hiệu quả

Thông tin chung về viêm lợi

Viêm lợi còn được gọi là viêm nướu. Khi bị viêm nướu răng sẽ sưng đau, chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ, đỏ sẫm. Khi đánh răng dễ gây chảy máu, thậm chí chảy máu bất chợt gây đau nhức. Nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời sẽ khiến lợi bị tổn thương nghiêm trọng: vùng lợi sưng phồng, căng đỏ, thậm chí chảy mủ.

 

Viem lơi
Lợi bị viêm có màu đỏ sẫm chứ không hồng hào như lợi khỏe mạnh

Nhiều người không nghĩ viêm lợi nguy hiểm cho đến khi nó gây ra biến chứng. Trường hợp nhẹ, nướu răng chưa ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bạn, tuy nhiên viêm lợi có thể tái đi tái lại nhiều lần.

Viêm lợi tiến triển và ảnh hưởng tới tất cả cấu trúc bảo vệ răng người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều đau đớn:

+ Cảm giác đau khi ăn nhai

+ Lợi của bạn dễ chảy máu

+ Hơi thở có mùi liên tục

+ Răng miệng nhạy cảm hơn bình thường

+ Thường xuyên gặp triệu chứng loét miệng

+ Hiện tượng tụt lợi, mưng mủ, áp xe răng

Khi viêm lợi ở giai đoạn đầu không được điều trị kịp thời sẽ làm cho lớp lợi và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành lỗ trống quanh răng. Những lỗ hổng này sẽ là nơi tích tụ thức ăn thừa, lâu dần sẽ dẫn đến việc nhiễm khuẩn xung quanh chân răng biến thành viêm nha chu.

Thời gian càng kéo dài không điều trị dẫn đến bệnh càng nặng, các tổ chức xung quanh răng tổn thương, lợi bị tụt xuống càng sâu, làm lộ chân răng, gây mất thẩm mỹ và hơn thế xương mô hàm sẽ bị phá hủy, dần tiêu đi, chân răng không còn chỗ bám, ngày càng lỏng lẻo, khiến bạn rụng răng sớm.

Vì sao bạn bị viêm lợi?

Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm lợi bao gồm:

– Cao răng, mảng bám không được làm sạch bởi thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt, chải răng không đúng cách khiến thức ăn bị giắt lại

– Thay đổi hormone ở tuổi dậy thì hoặc thời kỳ mang thai

Thời kì mang thai, mẹ bầu dễ bị viêm nướu gây chảy máu nướu. Cũng bởi vậy mà việc chăm sóc răng miệng trước, trong thời kỳ mang thai cần đặc biệt lưu ý.

– Việc làm răng sứ sai kỹ thuật

Việc làm răng thẩm mỹ không đảm bảo là nguyên nhân khiến răng không khít sát có thể gây ra những tổn thương nướu răng, khiến bạn bị viêm lợi, sưng đỏ vùng nướu kèm theo tình trạng hôi miệng.

– Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu dưỡng chất.

Việc thiếu vitamin C trầm trọng khiến sức đề kháng suy giảm. Thêm vào đó, Việc ăn quá nhiều đồ cay nóng, uống đồ lạnh khiến răng nhạy cảm

– Trồng răng giả – cấy ghép răng implant không đảm bảo chất lượng: gây ra nhiều nguy cơ, mão răng sứ và răng thật không sát khít, hở đường tiếp giáp khiến thức ăn giắt lại, tích tụ lâu ngày, gây viêm lợi.

– Giảm tiết nước bọt: khi dùng các loại thuốc (chống trầm cảm, tim mạch…) hoặc các bệnh làm giảm việc tăng tiết nước bọt, gây khô miệng, dẫn đến không loại bỏ được các mảng bám trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ viêm lợi

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nướu răng khỏe mạnh là nướu rắn chắc và có màu hồng nhạt. Nếu chúng đột nhiên sưng húp, sẫm màu đỏ và dễ chảy máu thì đó là điều bất thường. Vi khuẩn viêm nướu và nha chu có thể dễ dàng xâm nhập vào máu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các cơ quan khác trong cơ thể.

Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Viêm lợi cũng như các bệnh lý răng miệng khác cần được phòng ngừa và phát hiện sớm, như vậy việc điều trị  sẽ được dễ dàng. Nếu không điều trị sớm, bệnh tiến triển nặng, việc điều trị sẽ khó khăn, phức tạp, tốn kém nhiều.

Biện pháp phòng ngừa viêm lợi hiệu quả

• Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm lợi là vệ sinh răng miệng sạch vệ (ít nhất 2 lần/ngày), mỗi lần khoảng 3 phút. Ngoài ra, bạn có thể dùng dung dịch nước muối hoặc nước súc miệng loại bỏ bớt các vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng.

• Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám thức ăn còn sót lại trong các kẽ răng. Thay vì dùng tăm tre thường xuyên, bạn nên dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần để làm hạn chế được tình trạng nướu răng hay bị chảy máu.

• Đối với trẻ nhỏ quý phụ huynh cần hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng để hình thành thói quen vệ sinh răng miệng tốt cho bé. Nếu trẻ dưới 3 tuổi, bạn có thể dùng gạc quấn quanh ngón tay trỏ, để vê sinh răng, nướu của bé hàng ngày.

• Dùng ngón tay đã được vệ sinh sạch sẽ để mát xa nướu răng nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu, tốt cho sức khỏe răng miệng.

• Khám răng định kỳ 3-6 tháng 1 lần, lấy cao răng mảng bám giúp bạn giảm thiểu tình trạng viêm lợi, đồng thời phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng để điều trị kịp thời.

• Trong việc phòng tránh viêm lợi ngoài vệ sinh răng miệng, chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò vô cùng quan trọng.

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ làm nướu khỏe mạnh sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Vì vậy, bạn cần duy trì chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất để tăng sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể, bổ sung rau xanh, hoa quả tươi mát để thanh lọc cơ thể.

• Hạn chế dùng những thực phẩm dễ gây kích ứng, cay nóng khiến răng lợi nhạy cảm. Hạn chế ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, uống rượu bia.

• Bạn nên thực hiện thói quen chăm sóc răng miệng tốt để giữ cho hơi thở luôn thơm tho. Việc phát hiện sớm để xử lý các vấn đề răng miệng giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn, tự tin trong cuộc sống. 

 

 

Bình luận của bạn

Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám