Nhiệt lưỡi là một bệnh lý về răng miệng mà hầu như ai cũng từng bị một lần thường gây đau rát, khó chịu. Tuy nhiên nhiều người đã lơ là, không quan tâm sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sau. Nếu bạn đang bị thì đừng nên lơ là mà hãy theo dõi ngay bài biết dưới đây để điều trị nhiệt lưỡi sớm nhất nhé!
Lưỡi bị nhiệt là gì?
Nhiệt lưỡi gần giống với nhiệt miệng. Nhiệt lưỡi là khi lưỡi xuất hiện những nốt nhỏ li ti trên đầu lưỡi và bên rìa lưỡi. Sau đó những nốt li ti ngày càng mọc dày hơn xung quanh lưỡi. Một thời gian những nốt đó sẽ lớn dần lên thành những vế loét nông, tròn có màu trắng hoặc ngà trắng, viền ngoài có màu hồng hoặc màu đỏ thẫm nếu ở tình trạng nặng hơn và nó có thể ảnh hưởng đến khoang miệng gây ra loét miệng.
Tình trạng này gây đau rát, khó chịu biểu hiện rõ nhất khi ăn những đồ ăn nóng, cay hay uống nước có ga và vệ sinh răng miệng hằng ngày.
Nhiệt lưỡi là bệnh lành tính, chỉ cần hạn chế ăn uống những đồ có chất kích thích, bôi thuốc hoặc thực hiện những cách trị dân gian sau 5 – 7 ngày là những nốt nhiệt đó sẽ giảm và dần mất đi. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát và điều trị tốt sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là ung thư lưỡi.
Nhiệt miệng ở lưỡi (Lở lưỡi) gây ảnh hưởng gì?
Nhiệt miệng ở lưỡi (Lở lưỡi) biểu hiện như thế nào?
Nhiệt miệng ở lưỡi (lở lưỡi) hay rộp lưỡi là tình trạng lưỡi xuất hiện những vết loét hình tròn hoặc hình oval thường phát triển ở những mô mềm của lưỡi như dưới lưỡi, đầu lưỡi, cuống lưỡi,.. Những viết loét thường có màu trắng hoặc màu vàng, niêm mạc xung quanh vết loét hơi xưng đỏ lên và xuất hiện những nốt rộp màu trắng.
Những viết loét đó thường sẽ tự khỏi sau 10 – 15 ngày những nếu chủ quan, những viết loét sẽ lan rộng và thường xuyên tái phát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bị bệnh.
Nhiệt lưỡi đau rát, khó chịu – ảnh hưởng khi bị lở lưỡi/rộp lưỡi
Đau rát, khó chịu đây là một biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi bị lở lưỡi/rộp lưỡi. Khi ăn những đồ cay nóng hay sử dụng các chất kích thích thường hay khi nói chuyện hoặc đánh răng thường gây đau nhức, khó chịu. Miệng thường xuyên có cảm giác khô miệng, khát nước liên tục dẫn đến vị giác bị suy giảm và ăn không ngon miệng.
Nhiệt lưỡi ở người lớn do nguyên nhân nào?
Nhiệt lưỡi không hiếm gặp hiện nay nhưng nhiều người vẫn chưa biết nguyên nhân do đâu gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gây ra nhiệt lưỡi:
Do tổn thương lưỡi
Lưỡi bị tổn thương do mỗi khi nói chuyện hay ăn những đồ ăn cứng bạn vô tình cắn vào lưỡi. Vệ sinh răng miệng sử dụng bàn chải quá cứng, sử dụng dụng cụ cạo lưỡi quá mạnh gây chảy máu lưỡi tạo cơ hội cho vi khuẩn bám vào gây ra nhiệt lưỡi.
Lưỡi bị tổn thương cũng có thể do bạn ăn những đồ ăn quá nóng làm cho lưỡi bị nhợt, bị mẩn đỏ làm cho lưỡi bị nhiệt hoặc nghiêm trọng như mất vị giác trong thời gian ngắn.
Lưỡi còn bị tổn thương do sử dụng những đồ ăn dễ gây kích thích mạnh đến răng miệng đặc biệt là lưỡi như ăn đồ ăn cay, mặn hoặc những loại trái cây có chứa nhiều acid: dâu tây, dứa, chanh,… làm tổn thương lưỡi khiến lưỡi bị bị nhiệt.
Cơ thế nóng
Cơ thể nóng hay nóng trong người là hiện tượng nóng một phần nào đó trong cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể. Khi bị nóng trong người, người bệnh luôn cảm thấy nhiệt độ cơ thể ở mức quá cao nhưng bên ngoài hoàn toàn bình thường, kẹp nhiệt độ cũng không vượt quá mức quy định.
Khi bị nóng trong người khiến chức năng gan suy giảm, giảm khả năng thanh lọc, giải độc. Do đó các độc tố bị tích tụ trong gan, xâm nhập lên khoang miệng và gây nên tình trạng nhiệt lưỡi.
Hút thuốc lá và lạm dụng bia, rượu
Thuốc lá, bia, rượu là các chất kích thích mạnh và là tác nhân gây ra nhiệt lưỡi. Khi sử dụng các chất kích thích trong thời gian dài gây ảnh hưởng mạnh đến gan, làm giảm chức năng gan. Gan không thể bài tiết những chất độc dẫn đến nhiều bệnh trên cơ thể, đặc biệt có thể thấy đó là bệnh nhiệt lưỡi, gây đau rát, khó chịu, giảm khả năng ăn uống.
Ngoài ra khi làm dụng các chất kích thích làm sưng tuyến nước bọt, làm giảm khả năng bài tiết nước bọt gây khô miệng và nguy cơ vi khuẩn tăng trưởng rất cao gây hại cho lưỡi và các bộ phận trong khoang miệng.
Các chất kích thích còn gây ra các bệnh như chứng lông đen do nấm và vi khuẩn phát triển quá mức, viêm nướu, viêm nha chu, hơi thở có mùi khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe của cơ thể con người.
Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh
Thuốc có tác dụng ức chế virus giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên trong thuốc có chứa tác dụng phụ gây ra khô miệng tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiệt lưỡi và có khả năng tái diễn nhiều lần làm giảm nhu cầu ăn uống từ đó làm cho cơ thể mệt khỏi, khó chịu.
Các loại thuốc có tác dụng phụ cao nhất như thuốc viêm không chứa steroid, thuốc xạ trị,…
Thiếu chất dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng không thể thiếu trong mỗi con người như vitamin C, vitamin C, B2, B3, Kẽm (Zn), thiếu sắt và Vitamin B12. Nếu thiếu các chất dinh dưỡng sẽ làm cho cơ thể bị thiếu hụt nước khiến cơ nhiệt tăng cao, nóng trong người, giảm sức đề kháng, suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, gây mệt mỏi, sức đề kháng yếu làm cho virus dễ dàng phát triển và gây bệnh trên lưỡi khiến lưỡi bị nhiệt.
Cách chữa nhiệt lưỡi tại nhà
Nhiệt lưỡi là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm nghiêm trọng, tuy nhiên nếu để lâu dài sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt việc ăn uống và vệ sinh răng miệng hằng ngày. Vậy nên cần có cách điều trị để loại bỏ vi khuẩn gây ra bệnh nhiệt lưỡi.
Súc miệng nước muối
Nước muối có tính sát khuẩn cao, có tác dụng làm khô các vết loét trên lưỡi, ức chế sự phát triển của vi khuẩn khiến vết thương lan rộng và sâu hơn.
Các bước thực hiện:
Có thể mua nước muối sinh lý ở các hiệu thuốc hoặc pha nước muối loãng tại nhà để súc miệng hằng ngày.
- Hòa tan 5g muối với khoảng 250ml nước ấm. Sau đó súc miệng 2 lần sáng và tối, mỗi lần khoảng 30s rồi nhổ ra. Tuy nước muối có tính kháng khuẩn tốt nhưng không nên lạm dụng nước muối vì trong muối có tính mặn gây tổn thương đến lưỡi và các bộ phận khác trong khoang miệng.
- Hoặc có thể dùng nước muối ấm pha loãng ngậm trong miệng, cơn đau nhức sẽ thuyên giảm và dần mất đi.
Thực hiện cách này liên tục trong vòng 1 tuần nhiệt lưỡi sẽ nhanh chóng biến mất và không gây đau nhức nữa.
Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa có chứa một lượng lớn axit lauric giúp phân hủy và chuyển hóa thành các hợp chất monolaurin. Hợp chất này có khả năng kháng khuẩn cao, đồng thời có khả năng kháng nấm cũng như virus gây bệnh nên đã được nhiều người lựa chọn sử dụng để chữa nhiệt lưỡi.
Dầu dừa còn có tác dụng loại bỏ các mảng bám trên răng giúp hạn chế khả năng phát triển của vi khuẩn chống lại các bệnh lý về răng miệng làm ảnh hưởng đến lưỡi gây ra nhiệt lưỡi.
Ngoài ra, dầu dừa còn giúp chữa lành vết thương nhanh chóng, giảm đau rát, sưng đỏ và ngăn cản quá trình lây lan của các vết loét trên lưỡi.
Với cách này sau khi ăn xong bạn vệ sinh sạch sẽ khoang miệng và lưỡi, lấy một lượng dầu dừa nhỏ ngậm vào trong miệng khoảng 30 giây. Khi dầu dừa thấm vào bạn sẽ có cảm giác đỡ đau rát, dễ chịu hơn sau đó nhổ ra.
Bạn có thể dùng dầu dừa để súc miệng 2 – 3 lần/ ngày để giúp cho vết thương nhanh lành hơn.
Bên cạnh đó bạn có thể thực hiện là dùng tăm bông chấm vào dầu dừa sau đó chấm lên những vết loét, nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến vết loét gây đau nhức, khó chịu. Cách này bạn có thể thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ để xoa dịu đi những cơn đau nhức, không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Sử dụng mật ong
Mật ong vừa là chất dinh dưỡng vừa là bài thuốc chữa nhiệt lưỡi hiệu quả. Mật ong là dược liệu có trong tự nhiên nên rất lành tính, dễ mua, dễ tìm và dễ thực hiện.
Mật ong có tính kháng khuẩn cao và chống viêm hiệu quả nhằm ức chế, tiêu diệt các vi khuẩn và nấm gây bệnh. Đồng thời mật ong còn có khả năng làm lành vết thương nhanh chóng.
Cách thực hiện cũng tương tự với sử dụng dầu dừa
- Bạn lấy một lượng nhỏ mật ong ngậm vào trong miệng khoảng 30 giây để dầu dừa thấm sâu vào trong vết loét giúp xoa dịu và làm cho vết loét nhanh khô lại.
- Cũng có thể thực hiện bằng cách súc miệng 2 lần/ngày sáng và tối. Sau súc miệng bạn có thể nuốt số mật ong đó vào dạ dày. Bởi mật ong có tác dụng chữa đau dạ dày rất tốt.
- Bạn cũng có thể dùng tăm bông chấm một ít lên mật ong, sau đó chấm lên vết thương, thực hiện nhẹ nhàng để loại bỏ những vi khuẩn bám trên bề mặt vết loét giúp nhiệt lưỡi nhanh chóng biến mất.
Vệ sinh răng miệng
Lưỡi là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn cả vi khuẩn có hại và vi khuẩn vô hại, vậy nên cần vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ những khi khuẩn có hại.
Bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng mềm hoặc cạo lưỡi để loại bỏ những mảng bám thức ăn trên lưỡi, đồng thời loại bỏ da chết, xác vi khuẩn trên lưỡi tránh làm nhiệt lưỡi. Khi thực hiện chỉ nên dùng lực nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến lưỡi gây đau rát, khó chịu.
Miệng là nơi ẩm ướt vi khuẩn dễ hình thành và phát triển nên cần vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để loại bỏ vi khuẩn, tránh làm ảnh hưởng đến khoang miệng và lưỡi.
Nhiệt lưỡi uống thuốc gì để nhanh khỏi
Khi bị nhiệt lưỡi lâu ngày không khỏi bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn và chỉ định uống thuốc để nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe và cơ địa bác sĩ sẽ chỉ định khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc trị nhiệt lưỡi bạn có thể tham khảo:
Viên uống, sắt, kẽm và vitamin
Thiếu sắt, kẽm và vitamin là tác nhân gây ra nhiệt lưỡi. Vậy nên ngoài việc bổ sung kẽm, sắt và vitamin bằng những thực phẩm hằng ngày, bạn có thể sử dụng những viên uống được bán tại các cửa hàng thuốc trên toàn quốc, nhằm bổ sung các chất cho cơ thể. Khi cơ thể khỏe mạnh sẽ có khả năng chống lại những vi khuẩn gây bệnh, làm hạn chế bị nhiệt lưỡi.
Thuốc kháng sinh
Thuốc sáng sinh thường dùng cho người bệnh bị bội nhiễm giúp giảm đau và giảm viêm nhanh chóng. Loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định dùng để trị nhiệt lưỡi là biseptol có chứa hoạt chất sulfamethoxazole và trimethoprim.
Loại thuốc này chỉ dùng khi những vết loét to và tồn tại trong thời gian dài và có sự chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thuốc uống corticosteroid
Thuốc uống corticosteroid chỉ dùng trong trường hợp nặng, kéo dài lâu ngày không khỏi và có sự chỉ định của bác sĩ. Thuốc có tác dụng giảm đau và giúp vết thương nhanh chóng lành lại và giảm nhiệt lưỡi nhanh chóng.
Tuy thuốc có tác dụng giảm nhiệt lưỡi hiệu quả song cũng có nhiều tác dụng phụ như suy giảm hệ miễn dịch, loét dạ dày, giòn xương,… nên không nên lạm dụng, chỉ dùng khi thực sự cần thiết.
Thuốc kháng viêm
Thuốc kháng viêm có nhiều dạng khác nhau như dạng gel, dạng dung dịch bôi, thuốc bôi, dùng để bôi lên các vết loét nhằm ức chế sự phát triển của virus giúp giảm nhiệt lưỡi nhanh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ và dùng đúng liều như hướng dẫn sử dụng để không làm ảnh hưởng đến vết thương.
Một số hình ảnh nhiệt lưỡi
Nhiều người đã từng nghe đến nhiệt lưỡi nhưng chưa biết cách nhận biết mình đang bị nhiệt lưỡi. Dưới đây là một số hình ảnh giúp bạn nhận biết nhiệt lưỡi nhanh chóng
Vậy là Nha khoa và đời sống đã cung cấp cho bạn một số kiến thức về nhiệt lưỡi. Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi nhiệt lưỡi. Bạn cùng theo dõi trang web để biết thêm nhiều kiến thức khác nha!