Tại sao lưỡi bị đóng bợn trắng? Điều trị bệnh lưỡi trắng thế nào?

Lưỡi trắng là một biểu hiện rất thường gặp và hầu như ai cũng đã gặp phải một lần trong đời. Vì thể, nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là triệu chứng thông thường do vệ sinh kém mà thôi. Tuy nhiên, bạn có biết rằng lưỡi trắng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm? Hãy cùng nhakhavadoisong.vn tìm hiểu lưỡi trắng là bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhé!

Lưỡi trắng là bệnh gì?

Bệnh lưỡi trắng là gì
Bệnh lưỡi trắng là gì

Lưỡi và khoang miệng vốn được coi là một hệ thống ăn nhai quan trọng và cũng là nơi cư trú của rất nhiều vi khuẩn cả có lợi, có hại. Mỗi ngày, chúng ta đều tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm cùng vô vàn vi khuẩn trong đó.

Dù là mỗi ngày mọi người đều đánh răng thường xuyên 2 lần mỗi ngày. Nhưng không thể nào loại bỏ được hoàn toàn các mảng bám trên lưỡi hay chân răng được, điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn tích tụ, gây ra những vấn đề phức tạp của nướu và răng.

Bên cạnh đó thì việc vệ sinh lưỡi cũng không được nhiều người chú ý, tích tụ mảng bám thức ăn thừa cùng vi khuẩn ở trên lưỡi. Chính vậy nên mới tạo ra lưỡi trắng và hôi miệng.

Lưỡi trắng là khi bề mặt của lưỡi bị phủ một lớp màu trắng, do sự kết hợp của mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn, nấm và tế bào chết. Điều này làm cho lưỡi có vẻ màu trắng và đôi khi bị viêm.

Thông thường, tình trạng lưỡi trắng chỉ là một biểu hiện tạm thời và không gây nguy hiểm. Nhưng không nên coi thường vì nó cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, từ nhiễm trùng đến tiền ung thư.

Nguyên nhân khiến người bị bệnh lưỡi trắng

Với từng tình trạng bệnh lưỡi trắng của người lớn sẽ xuất hiện bởi những lý do khác nhau. Tất nhiên là ở bất cứ khu vực nào trên lưỡi đều xuất hiện mảng trắng mới được coi là bệnh.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, sự xuất hiện của lưỡi trắng ở người lớn có thể là một cảnh báo về sự tồn tại của các bệnh lý nghiêm trọng đang tiềm ẩn trong cơ thể mà chúng ta chưa phát hiện.

Tình trạng lưỡi trắng ở người lớn, kèm theo hôi miệng, thường xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

Cơ thể bị mất nước, khô môi

Thiếu nước trong cơ thể gây lưỡi trắng
Thiếu nước trong cơ thể gây lưỡi trắng

Việc thiếu hụt nước là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng lưỡi trắng kèm theo mùi hôi khó chịu ở người lớn. Đặc biệt, những người trải qua mất nước do sốt, tiêu chảy.

Hoặc đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc xạ trị cần phải tăng cường việc uống nước hàng ngày để ngăn chặn tình trạng lưỡi trắng từ việc phát triển.

>>> Xem thêm: Những biện pháp chữa hôi miệng 

Vấn đề ở hệ tiêu hóa đường ruột

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và hiệu suất của hệ tiêu hóa. Nếu chế độ ăn uống không đảm bảo, quá trình tiêu hóa thức ăn có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng lưỡi trắng ở người lớn và hơi thở có mùi không dễ chịu.

Nguyên nhân của vấn đề này có thể xuất phát từ các yếu tố sau:

  • Lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Thói quen bỏ bữa sáng, hoặc ăn quá no, làm cho dạ dày trống rỗng.
  • Sử dụng thực phẩm không chất lượng và thiếu vệ sinh.

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất

Thiếu hụt vitamin
Thiếu hụt vitamin

Không thể phủ nhận sự quan trọng của các loại vitamin đối với sức khỏe con người, đặc biệt là vitamin nhóm B9 và B12. Tình trạng lưỡi trắng ở người lớn, kèm theo hôi miệng, thường xuyên xuất hiện khi người bệnh không chú ý đến việc bổ sung vitamin hàng ngày.

Các biểu hiện đặc trưng của sự thiếu hụt vitamin bao gồm cảm giác nhạt miệng, miệng luôn khô cứng. Đặc biệt là trong mùa đông khi thời tiết lạnh, khiến hệ miễn dịch cần tiêu tốn năng lượng lớn hơn để duy trì sự ấm áp cho cơ thể.

Cách vệ sinh răng miệng kém

Việc duy trì vệ sinh răng miệng không đảm bảo được xem xét là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng lưỡi trắng và hôi miệng. Sau mỗi bữa ăn, một lượng nhỏ thức ăn thường tồn tại ở khu vực chân răng và trên bề mặt lưỡi.

Trong trường hợp vệ sinh răng miệng không được thực hiện đúng cách, thức ăn thừa này có thể biến thành mảng bám trên lưỡi. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn.

Dần dần, các tế bào này sẽ tích tụ, tạo nên mảng cặn trắng trên lưỡi ở người lớn và gây ra mùi hôi không dễ chịu.

Cách điều trị hiệu quả tình trạng lưỡi trắng

Cách điều trị tình trạng lưỡi trắng
Cách điều trị tình trạng lưỡi trắng

Mặc dù lưỡi trắng là một biểu hiện lạnh tính và không quá gây hại đến sức khỏe, nhưng cũng đừng vì thế mà chủ quan nhé. Có thể có những bệnh lý nguy hiểm khác từ việc bị lưỡi trắng đó.

Vậy nên điều tốt nhất là bạn cần phải điều trị càng sớm càng tốt, hoặc phòng tránh để không bị trắng lưỡi là điều tốt nhất.

Khắc phục lưỡi trắng tại nhà

Sau đây là những mẹo nhỏ để trị bệnh lưỡi trắng ngay tại nhà mà cực kỳ hiệu quả khi sử dụng những thứ sau:

  • Probiotics: Bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi là một cách an toàn để giảm triệu chứng bệnh lý miệng, như lưỡi trắng. Do sự hoạt động của vi khuẩn, ngoài lợi ích cho tiêu hóa, vi khuẩn có lợi còn có tác động tích cực đối với sức khỏe miệng và lưỡi.
  • Baking soda: Thêm một ít baking soda vào bàn chải đánh răng và cọ rửa lưỡi, răng, và nướu có thể giúp giảm lượng vi khuẩn gây ra tình trạng lưỡi trắng do mảng bám thức ăn thừa.
  • Tỏi sống: Nghiên cứu về hoạt chất trong tỏi đã chứng minh tính chất kháng viêm và kháng khuẩn. Do đó, việc sử dụng tỏi có thể hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng từ vi khuẩn và nấm.
  • Cạo lưỡi: Nhẹ nhàng cạo lưỡi từ phía sau tới phía trước có thể giúp giảm lượng vi khuẩn và tế bào chết bám chặt trong miệng.
  • Nước muối ấm: Nước muối có tính kháng khuẩn và sát trùng, giúp loại bỏ tế bào chết trên lưỡi. Hòa một ít muối vào nước ấm, ngậm trong khoảng 5-10 phút thực hiện 2 lần mỗi ngày để giảm khó chịu trên lưỡi nhanh chóng.
  • Nước ép lô hội: Ngậm nước lô hội trong miệng và nhổ ra sau đó thực hiện 2 lần mỗi ngày. Hoạt chất từ lô hội giúp giảm mùi hôi, chống viêm, kháng khuẩn, và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến răng miệng.
  • Bột nghệ: Chà xát một ít tinh bột nghệ lên bề mặt lưỡi. Tính kháng khuẩn và kháng nấm của nghệ có thể giúp loại bỏ vùng trắng trên lưỡi.

>>> Xem thêm: Mẹo tẩy trắng răng bằng nước gạo

Cách phòng ngừa bệnh lưỡi trắng

Dù không phải lúc nào cũng có thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng lưỡi trắng. Nhưng để giảm thiểu và hạn chế khả năng tái phát, việc tuân thủ các hướng dẫn dưới đây là quan trọng:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Sử dụng bàn chải có lông mềm, chải đều cả răng và lưỡi. Không nên chải lưỡi quá 4 lần/ngày và tránh đưa bàn chải quá sâu vào miệng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Để loại bỏ thức ăn mắc kẹt giữa răng, việc sử dụng chỉ nha khoa là điều vô cùng quan trọng.
  • Khám răng định kỳ: Hãy thực hiện khám răng định kỳ ít nhất mỗi 6 tháng để duy trì sức khỏe răng miệng.
  • Dùng kẹo cao su không đường: Kẹo cao su không đường có thể kích thích tăng tiết nước bọt và loại bỏ vi khuẩn gây hại.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Bao gồm thực phẩm giàu chất xơ và vitamin D trong chế độ dinh dưỡng của bạn. Hạn chế tiêu thụ các thức uống chứa acid và tránh uống trà xanh thường xuyên.

Bài viết trên là toàn bộ thông tin giải thích lý do tại sao lưỡi bị đóng bợn trắng để giúp các bạn đọc hiểu rõ về tình trạng bệnh này. Bên cạnh đó thì chúng tôi cũng đã cung cấp kiến thức để điều trị loại bệnh này sao cho tốt nhất. Đừng quên theo dõi nhakhoavadoisong.vn mỗi ngày để cập nhật tin tức bảo vệ sức khỏe răng miệng mới nhất nhé.

Tags:
Bình luận của bạn
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám