Trẻ mấy tháng mọc răng? Thứ tự mọc răng sữa và cách chăm sóc

Trẻ mấy tháng mọc răng là phát triển bình thường? Nhóm răng sữa của bé mọc có gây đau đớn và cách chăm sóc răng cho trẻ như thế nào khi mới mọc? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều cặp đôi mới làm bố mẹ quan tâm nhất khi có em bé. Để giải đáp vấn đề này cho các ba mẹ mới sinh con thì mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của nhakhoavadoisong.vn nhé. 

Trẻ mấy tháng mọc răng sữa?

Giải đáp trẻ mấy tháng mọc răng sữa
Trẻ mấy tháng mọc răng sữa

Theo các chuyên gia, bác sĩ khoa nhi cho hay thì trẻ sơ sinh thường mọc răng sữa vào khoảng tháng thứ 6 hoặc thứ 8. Có những trường hợp trẻ mọc sớm hơn là từ tháng thứ 4 đã bắt đầu nhú răng sữa. 

Vị trí răng sữa đầu tiên mọc sẽ là 2 răng cửa hàm dưới. Tiếp đó thì bé sẽ mọc toàn bộ 20 chiếc răng sữa cho đến khi đủ 30 tháng tuổi. Việc trẻ mọc răng sớm một phần là do di truyền nên các mẹ không cần lo lắng đâu nhé. 

Trong trường hợp trẻ đã được 9-10 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc răng nào mới đang lo ngại. Rất có thể bé đang bị thiếu canxi cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết khác để răng sữa có thể mọc. 

Đặc biệt là nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ là vô cùng quan trọng để giúp bé mọc răng đúng độ tuổi và phát triển hàm răng khỏe mạnh. Vậy nên hãy quan tâm đến dinh dưỡng trong chế độ ăn của mình để sữa dồi dào, giúp con phát triển khỏe mạnh và mọc răng đúng chu kỳ các mẹ nhé!

Lịch trình mọc răng sửa của trẻ em 

Lịch trình mọc răng sữa của trẻ em 
Lịch trình mọc răng sữa của trẻ em

6 – 9 tháng đầu: Mọc 4 răng cửa trước

Đầu tiên 2 răng cửa hàm dưới của bé sẽ xuất hiện vào tháng thứ 6, có một số trường hợp bé mọc sớm luôn từ tháng thứ 4. Chiếc răng đầu tiên mọc sẽ gây đau nhức, ngứa ở vùng nước. 

Các bé trong giai đoạn này thường hay cáu gắt, khó chịu và có sốt nhẹ. Việc này đến từ việc răng mọc ra làm đau nướu của bé và bé sẽ chán bú sữa mẹ. Sau khi 2 răng cửa dưới mọc hết thì đến tháng thứ 8 sẽ nhú 2 răng cửa hàm trên. 

7 – 10 tháng: Mọc hoàn thiện 2 răng cửa hàm trên 

Tiếp nối 2 răng cửa hàm dưới thì 2 răng cửa hàm trên sẽ mọc hoàn toàn khi bé đủ 10 tháng tuổi. Có một vài trường hợp đến tháng thứ 16 thì răng cửa hàm trên mới mọc hết. 

12 – 14 tháng: 4 răng hàm sữa

Khi răng cửa đã phát triển hoàn toàn, các răng hàm sẽ bắt đầu mọc. Đầu tiên, sẽ có hai chiếc răng hàm bên trong trên cách một khoảng so với răng cửa. Chúng nằm ở vị trí trung tâm của hàm trên.

Sau đó, hai chiếc răng hàm dưới sẽ xuất hiện, nằm đối diện với hai chiếc răng hàm trên. Trong thời gian này, quá trình chăm sóc răng miệng của trẻ rất quan trọng để cung cấp fluor và đề phòng các vấn đề về sức khỏe răng miệng.

16 – 18 tháng: 4 răng nanh sữa

Trẻ sẽ mọc thêm bốn chiếc răng nanh sữa. Các chiếc răng nanh sữa trên sẽ xuất hiện đầu tiên, lấp đầy khoảng trống giữa răng cửa và răng hàm.

Hai chiếc răng nanh sữa dưới sẽ xuất hiện sau khi răng nanh sữa trên mọc đầy đủ. Trong một số trường hợp, có thể cần đến 22 tháng tuổi trước khi bốn chiếc răng nanh sữa này mọc đầy đủ.

20 – 30 tháng: Bốn răng hàm sữa cuối cùng

Hai chiếc răng hàm sữa cuối cùng sẽ mọc. Khi hai chiếc răng hàm cuối cùng dưới mọc, tiếp theo sẽ là sự xuất hiện của hai chiếc răng hàm cuối cùng ở trên.

Lịch trình mọc răng của trẻ sẽ hoàn thiện khi trẻ đạt độ tuổi 30 tháng.

Trẻ mới mọc răng thì nên chăm sóc thế nào?

Cách chăm sóc răng miệng cho bé khi mới mọc răng
Cách chăm sóc răng miệng cho bé khi mới mọc răng

Khi trẻ con sơ sinh mới mọc răng thì việc vệ sinh răng miệng thường xuyên cực kỳ quan trọng. Ngay khi bé có những dấu hiệu mọc răng như là sốt, chảy nước dãi nhiều và hay cáu gắt thì các mẹ phải dùng khăn, gạc sạch để lau nhẹ nhàng vùng nướu lẫn răng mới mọc. 

Mặc dù là răng sữa của bé khi lên 5-6 tuổi sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nhưng nếu không được chăm sóc tỷ mỉ ngay từ lúc đầu sẽ gây ra sâu răng và ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn. Thậm chí là cản trở việc mọc răng vĩnh viễn bị lệch, sai vị trí. 

Bên cạnh đó thì chế độ dinh dưỡng dành cho bé trong giai đoạn này cũng cực kỳ là quan trọng, phải có sự thay đổi cho phù hợp:

  • Ưu tiên cho bé ăn đồ mềm, loãng như cháo, súp, canh dinh dưỡng. Chia nhỏ thức ăn cho bé và không ép bé ăn quá nhiều vì có thể gây nôn, khó thở. 
  • Thay món ăn thường xuyên để bé có thể thèm ăn trở lại cũng như là bổ sung dưỡng chất cần thiết. 
  • Các mẹ cũng có thể mua vòng cao su mềm cho bé ngậm để giảm ngứa lợi. 
  • Bổ sung nước liên tục cho bé uống hoặc các loại nước ép trái cây để tăng thêm chất dinh dưỡng. 

Và đó là tất cả thông tin về việc trẻ mấy tháng mọc răng cũng như là lịch mọc răng sữa của bé chính xác nhất từ chia sẻ của bác sĩ. Mong rằng những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp bạn biết được thời điểm răng sữa sẽ mọc của bé để biết cách chăm sóc nhé. Đừng quên theo dõi nhakhoavadoisong.vn mỗi ngày để cập nhật tin tức mới nhất để bảo vệ răng miệng chắc khỏe mỗi ngày nhé. 

Tags:
Bình luận của bạn
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám