Sưng nướu, sưng lợi răng là một hiện tượng răng miệng phổ biến. Bị sưng nướu răng làm thế nào mau khỏi, sưng lợi do đâu là thắc mắc rất thường gặp.Hãy cùng Nha khoa và đời sống tìm câu trả lời ngay bây giờ nhé.
Sưng lợi răng là gì?
Nướu đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Nó không chỉ che phủ, tạo thẩm mỹ cho vùng miệng. Ngoài ra còn đóng vai trò bảo vệ, ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn.
Nướu khỏe mạnh bình thường đúng nghĩa là khi không có biểu hiện viêm, màu sắc màu hồng nhạt hoặc hồng san hô.
Khi sưng lợi răng chứng tỏ nướu răng của bạn đang gặp tổn thương. Nướu sưng có thể kèm theo 1 số triệu chứng như:
- Lợi chuyển từ màu hồng sang đỏ sẫm
- Nướu căng phồng, viêm, thậm chí chảy mủ
- Chảy máu chân răng
- Đau khi ăn nhai
- Hơi thở có mùi
- Răng, lợi nhạy cảm hơn
- Thường xuyên bị lở loét miệng
Nếu tình trạng sưng nướu kéo dài kèm viêm có mủ sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn. Không những vậy, sưng nướu có thể tiến triển thành bệnh viêm nha chu, nếu không được điều trị sẽ khiến sưng viêm ngày càng nặng, mô nướu xung quanh răng tổn thương, xương ổ răng tiêu dần, răng bị lung lay, xô lệch, dẫn tới mất răng sớm.
Nguyên nhân gây sưng lợi răng
Sưng lợi do viêm
Vệ sinh răng miệng chưa tốt là nguyên nhân hàng đầu gây viêm nướu. Răng không được làm sạch khiến mảng bám tích tụ giữa nướu – răng, tạo thành vôi răng. Mảng bám không được làm sạch trong vài ngày sẽ cứng lại và trở thành cao răng. Không lấy cao răng định kì sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề răng miệng.
Cao răng thường cứng nên khó loại bỏ tại nhà bằng cách dùng chỉ nha khoa hay đánh răng thông thường. Do đó, để ngừa viêm và sưng nướu răng hay sưng lợi, bạn cần đến nha sĩ để lấy cao răng.
Bị sưng lợi răng do mang thai
Nguyên nhân sưng nướu răng có thể do mang thai. Tình trạng nướu răng bị sưng hay sưng nướu chân răng cũng có thể xảy ra trong thai kỳ do mức độ hormone trong cơ thể thay đổi. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể làm tăng lưu lượng máu tới nướu, khiến nướu dễ bị kích thích và sưng hơn. Ngoài ra, các hormone cũng có thể làm giảm khả năng chống vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu nên sẽ làm tăng nguy cơ viêm nướu.
Do thói quen hàng ngày
Những thói quen có hại như: xỉa răng bằng tăm, chải răng với lực mạnh và nhanh,… Điều này có thể tác động không tốt đến nướu gây tình trạng sưng đau.
Việc nướu chỉ bị sưng lên mà không kèm theo các dấu hiệu như viêm loét, hoặc những dấu hiệu lạ khác như các mảng màu trắng, hồng…
Thiếu dinh dưỡng gây viêm nướu
Tại sao nướu răng bị sưng? Bạn có thể bị sưng nướu nếu thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B và C, K. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phục hồi sức khỏe nướu răng. Nếu thiếu vitamin C, bạn có thể thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, chảy máu chân răng
Nhiễm trùng là nguyên nhân sưng nướu răng
Nướu răng bị sưng do đâu hay vì sao bị nhức răng sưng nướu? Nhiễm trùng do nấm và virus có thể gây ra tình trạng sưng nướu răng:
- Bệnh Herpes ở miệng: Bệnh Herpes có thể gây viêm loét ở miệng và nướu, từ đó dẫn đến sưng nướu răng.
- Nấm miệng: Nấm men trong miệng nếu phát triển quá nhiều cũng có thể gây bệnh nấm miệng.
- Sâu răng: Những răng đã sâu nếu không được điều trị có thể dẫn đến áp xe răng và sưng nướu hay sưng lợi.
Sưng lợi do mọc răng khôn
Răng khôn là chiếc răng mọc trong cùng của hàm, mọc khi chúng ta ở độ tuổi từ 17-25. Vì vùng răng này rất khó để vệ sinh nên mảnh vụn thức ăn có thể bị kẹt lại, vi khuẩn tích cụ gây sưng viêm quanh vùng răng khôn.
Mặt khác, mọc răng khôn có thể khiến nướu răng bị sưng bởi mô nướu thường dày và cứng nên khi răng khôn trồi lên lợi bị tách gây sưng đỏ kèm những cơn đau. Nếu răng khôn mọc thẳng thì tình trạng này sẽ chấm dứt sau 2-3 ngày, nếu răng mọc lệch, mọc ngầm cơn đau, sưng nướu có thể lặp đi lặp lại trong suốt quá trình răng khôn hình thành.
Ngoài những nguyên nhân phổ biến kể trên, một số nguyên nhân ít phổ biến hơn khiến nướu răng bị sưng là:
- Làm răng sứ không đúng kỹ thuật hoặc dùng vật liệu sứ không đảm bảo gây kích ứng nướu, viêm sưng
- Dùng một số loại thuốc có tác dụng phụ
- Mắc một số bệnh toàn thân như tiểu đường
- Mắc bệnh viêm nha chu
4 cách trị sưng lợi tại nhà
Chườm nóng và lạnh để giảm sưng nướu răng
Nhiều người cho rằng chỉ có chườm lạnh mới có tác dụng, tuy nhiên theo các bác sĩ nha khoa thì khi bị sưng nướu hoặc các bệnh về răng khác thì chườm nóng cũng có tác dụng để giảm đau và sưng. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý chỉ cần chườm lên mặt chứ không chườm trực tiếp lên vùng nướu răng bị đau vì như vậy sẽ rất dễ gây tổn thương đến nướu.
Cách làm phổ biến là đắp một miếng vải đã ngâm nóng hoặc đá lạnh lên vùng má chỗ nướu đang sưng. Ngoài ra có thể thay bằng một túi rau quả nhỏ đã được để lạnh. Có thể thực hiện chu kỳ đắp xen kẽ nóng – lạnh khoảng 2-3 lần để hiệu quả tăng cao hơn.
Dùng nước muối giảm sưng lợi
Muối là loại nguyên liệu không thể thiếu khi nói đến các bệnh về răng miệng trong đó có sưng nướu. Muối có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập và phát triển của các vi khuẩn gây bệnh trong miệng và đảm bảo sức khỏe răng miệng. Khi bị sưng nướu, người bệnh nên súc miệng nướu răng nhẹ nhàng bằng nước muối nhẹ sau khi đã đánh răng và súc lại bằng nước muối ấm ngay sau đó. Thực hiện đều đặn mỗi ngày, kết quả hết sưng nướu sẽ giảm thiểu rõ rệt.
Muối có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập và phát triển của các vi khuẩn gây bệnh trong miệng và đảm bảo sức khỏe răng miệng. Áp dụng súc miệng nước muối hàng ngày cũng rất tốt nha mọi người.
Giảm sưng lợi bằng nha đam
Nha đam (lô hội) là một trong những sản phẩm tự nhiên có thể điều trị sưng nướu răng. Bởi vì chất nhầy có trong nha đam có tác dụng chống viêm hiệu quả giúp làm giảm các triệu chứng nướu răng bị sưng viêm. Người bệnh nên bôi nhẹ nhàng gel nha đam chỗ nướu đang sưng và rửa sạch lại với nước ấm.
Dùng nghệ, gừng để chữa lợi bị sưng
Trong củ nghệ hoặc gừng đều chứa các chất có khả năng giảm đau và viêm nướu răng đồng thời cũng ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm khuẩn. Cách trị sưng nướu với nghệ, gừng khá đơn giản, chỉ cần trộn bột nghệ hoặc gừng với nước và bôi lên nướu răng sau đó thoa nhẹ và rửa sạch lại bằng nước ấm.
Sưng lợi khi nào cần gặp nha sĩ
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng và không phải trải qua những khó chịu khi nướu có vấn đề, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng tránh như:
- Đi khám răng định kì và tiến hành cạo vôi răng, giúp nướu luôn chắc khỏe
- Ăn uống hợp lí, cân bằng dinh dưỡng, cung cấp đủ vitamin cần thiết
- Chải răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và dùng chỉ nha khoa để lấy hết thức ăn dư thừa trong kẽ răng
Những phương pháp trị sưng nướu răng tại nhà chỉ có tác dụng với những trường hợp người bệnh nhẹ và mang tính giảm đau tạm thời. Nên khi thấy có hiện tượng sưng nướu và có mủ thì cách điều trị tốt nhất là nên đến cơ sở nha khoa. Tại đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, xác định được nguyên nhân, kiểm tra mức độ viêm nướu và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Chẳng hạn như:
- Sưng nướu do vệ sinh răng miệng chưa tốt, cao răng nhiều thì bạn cần lấy cao răng để loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn
- Nướu bị sưng dẫn đến viêm thì cần hỗ trợ điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng thể trạng của bệnh nhân, mức độ viêm nhiễm để có thể đạt được kết quả điều trị cao nhất.
- Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chú trọng người bệnh cách vệ sinh răng miệng hàng ngày vì đây chính là phương pháp hiệu quả nhất ngăn ngừa bệnh lý, bảo vệ răng miệng. Một trong những điều quan trọng nhất là sử dụng bàn chải lông mềm đặc biệt với trường hợp sưng nướu răng có mủ.
Hy vọng những thông tin Nha khoa và đời sống nêu trên đã giúp bạn biết được nguyên nhân sưng nướu và cách trị sưng nướu răng hiệu quả.