Top 5 thuốc chữa viêm lợi hiệu quả

Bệnh viêm lợi hay còn gọi là viêm nướu là bệnh lý răng miệng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, người cao tuổi. Khi bị viêm nướu chúng ta cần làm gì, bị viêm lợi uống thuốc gì, thuốc bôi viêm lợi nào có thể hỗ trợ cải thiện bệnh? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của Nha khoa và đời sống nhé.

Viêm lợi uống thuốc gì mau khỏi?
Viêm lợi uống thuốc gì mau khỏi?

Nguyên nhân gây viêm lợi

Viêm lợi (hay viêm nướu) là bệnh do mảng bám, cao răng tích tụ dưới viền lợi tạo môi trường lí tưởng để vi khuẩn hoạt động gây kích ứng gây sưng tấy, lợi chuyển màu đỏ. Nếu không được chữa trị mà tiếp tục để lợi bị tổn thương, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn chảy máu lợi, viêm nha chu, xương ổ răng bị tiêu, gây lung lay, thậm chí rụng răng sớm.

Viêm lợi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười mà còn khiến cho người bệnh gặp phải đau nhức, khó chịu trong sinh hoạt thường ngày. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm lợi, dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này:

+ Do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

+ Chải răng không đúng cách –  tác động quá mạnh vào răng

+ Do sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá làm suy giảm hệ thống miễn dịch

+ Do viêm nhiễm khi mọc răng khôn – răng số 8

+ Do răng mọc lệch lạc, khấp khểnh nên vệ sinh không được triệt để

+ Do thiếu hụt vitamin C, chất dinh dưỡng

+ Căng thẳng, stress

+ Phụ nữ trong thời kì mang thai

+ Làm răng sứ thẩm mỹ sai kỹ thuật

+ Do ăn nhiều đồ cay nóng.

Biểu hiện khi bị viêm lợi

Biểu hiện của bệnh viêm lợi dễ nhận thấy và phát hiện. Những triệu chứng thường gặp như:

Mô nướu tấy đỏ, sưng, đau

Trong giai đoạn đầu của bệnh, lợi bị chuyển từ màu hồng sang màu đỏ, kèm theo đó là sưng phồng lên, đau tại vị trí lợi bị tổn thương, rất dễ chảy máu. Khi mô nướu bị nhạy cảm, sưng đau thì việc ăn nhai cũng bị ảnh hưởng, không ngon miệng, chán ăn. Khi đụng chạm vào lợi bạn thấy khó chịu, nhất là khi ăn đồ cay nóng, đồ lạnh có thể gây ra cảm giác ê buốt, khó chịu. Nhất là với trẻ nhỏ, khi viêm lợi sưng, phồng lên trẻ quấy khóc, biếng ăn dài ngày, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Viêm lợi khiến nướu sưng, đỏ, đau
Viêm lợi khiến nướu sưng, đỏ, đau

Hôi miệng

Viêm lợi khiến cho hơi thở người mắc có mùi khó chịu. Khi các mảng bám tích tụ lâu ngày trên lợi và răng, vi khuẩn sẽ phát triển tạo nên mùi khó chịu trong miệng khiến họ thiếu tự tin trong giao tiếp, gây khó chịu với người đối diện. Người bị hôi miệng dù đánh răng, chải sạch kỹ đến mức nào thì vẫn còn mùi khó chịu. 

Viêm lợi gây đau nhức kèm hôi miệng
Viêm lợi gây đau nhức kèm hôi miệng

Chảy máu chân răng

Viêm lợi là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn chảy máu chân răng. Thậm chí chảy mủ, đau khi ăn nhai, hiện tượng lở loét miệng có thể diễn ra.Tình trạng viêm lợi không được điều trị, thì việc chảy máu chân răng sẽ diễn ra càng nhiều, bệnh viêm lợi có thể tiến triển thành bệnh nha chu vô cùng nguy hiểm. Khi bệnh tiến triển nặng khiến cấu trúc nâng đỡ xung quanh răng bị phá hủy, dẫn đến răng lung lay và cuối cùng là mất răng.

Viêm lợi - tụt lợi - nguy cơ mất răng
Viêm lợi – tụt lợi – nguy cơ mất răng

Kẽ hở giữa răng và lợi

Viêm lợi lâu ngày sẽ khiến lợi ở chân răng yếu đi, các cấu trúc quanh răng ảnh hưởng, phần lợi giữa các răng yếu dần và tụt xuống, tạo nên kẽ hở giữa các chân răng. Đây là vị trí viêm lợi phát triển ngày càng mạnh, gây viêm, chảy mủ, hôi miệng nặng nề. Lâu dần chỉ cần 1 tác động nhỏ nướu răng sẽ trở nên nhạy cảm.

Viêm lợi không chỉ khiến bạn cảm thấy bất tiện, khiến chức năng bảo vệ răng của lợi bị ảnh hưởng mà còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ nụ cười.  Bởi vậy, điều trị viêm nướu là cần thiết, để tránh những diễn biến nghiêm trọng.

Thuốc bôi viêm lợi

Nếu bạn bị viêm lợi nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng các loại thuốc bôi viêm lợi có chứa hoạt chất gây tê như Lidocaine hoặc Benzocaine. Các hoạt chất này có khả năng phong bế thần kinh và giảm thụ cảm cơn đau, qua đó giảm nhanh tình trạng đau nhức do viêm nướu răng gây ra.

Thuốc bôi trị viêm lợi thường được dùng trực tiếp lên mô nướu bị viêm nhiễm từ 2 – 3 lần/ ngày nhằm cải thiện cơn đau nhức do viêm nướu gây ra. Ngoài ra, loại thuốc này cũng được sử dụng để chữa nhiệt miệng và các dạng viêm loét niêm mạc miệng thường gặp.

 

Các lại gel dùng chữa cả bệnh viêm lợi
Các lại Gel dùng chữa cả bệnh viêm lợi

Syndent Plus Dental Gel bôi trị viêm lợi

Syndent Plus Dental Gel là loại thuốc nằm trong nhóm ETC. Thuốc có dạng gel lỏng, là giải pháp tạm thời điều trị trong trường hợp viêm lợi, sưng lợi, viêm nha chu, chảy máu chân răng, nhiễm trùng vùng răng miệng.

Ngoài ra loại thuốc này còn được bác sĩ kê để ngăn ngừa nhiễm trùng nướu và giảm ê buốt cho bệnh nhân sau khi cạo vôi răng, mài cùi răng phục hình cố định.

Thành phần chính: Tá dược, Lidocaine Hydrochloride khan USP (0.40g); Chlorhexidine Gluconate BP (0,05 g); Metronidazole (0, 20 g).

Hướng dẫn sử dụng:

Đối với người lớn, lấy một lượng gel vừa đủ vào đầu ngón tay và thoa nhẹ vào vùng răng bị viêm lợi, sử dụng thuốc từ 3-4 lần/ngày và tối đa 3 giờ thoa thuốc lại một lần.

Đối với trẻ em, cách dùng tương tự với người lớn nhưng liều dùng giảm còn 2 – 3 lần/ngày và tối đa 6 tiếng thoa thuốc lại một lần.

Lưu ý:

  • Chống chỉ định với những ai mẫn cảm với Chlorhexidine, Metronidazole và Lidocain Hydrochloride hoặc bất kỳ thành phần nào cuỉa thuốc.
  • Bạn không nên sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
  • Nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào cần ngừng sử dụng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ.

 

Syndent plus dental gel bôi chữa viêm lợi
Syndent Plus Dental Gel bôi chữa viêm lợi

Viêm lợi uống thuốc gì?

Để phòng ngừa cũng như điều trị viêm lợi, bạn nên chú ý tới các yếu tố nguy cơ

– Lấy cao răng và làm nhẵn chân răng

– Kết hợp đánh răng, dùng chỉ nha khoa và vệ sinh răng miệng đúng cách.

– Điều trị bệnh tiểu đường, kiêng hút thuốc.

– Đôi khi sử dụng kháng sinh cũng là 1 giải pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng lợi viêm.

Thuốc kháng sinh trị viêm lợi

Nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ ở răng, thường được sử dụng trong điều trị viêm lợi. Sự kết hợp của kháng sinh nhóm macrolid với metronidazol mang lại hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý răng miệng như viêm lợi, sâu răng,…

Ví dụ như thuốc kháng sinh Spiramycin n có thành phần là Spiramycin 1.500.000 IU là một trong những thuốc trị viêm lợi được kê đơn phổ biến. Đây là thuốc thuộc nhóm macrolid có tác dụng diệt khuẩn và ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm nhiễm. 

Chống chỉ định dùng thuốc Spiramycin với người  có tiền sử quá mẫn với spiramycin, erythromycin. Bạn cũng nên thận trọng khi dùng spiramycin cho người có rối loạn chức năng ga, người bị bệnh tim, rối loạn nhịp tim.

Thuốc spiramycin thường được dùng điều trị viêm lợi
Thuốc Spiramycin thường được dùng điều trị viêm lợi

 

Thuốc kháng viêm non – steroid

Các thuốc chống viêm non-steroid (NSAIDs) – không chứa steroid trong cấu tạo thành phần.

Các thuốc thuộc nhóm NSAIDs phải kể đến ibuprofen, diclophenac, meloxicam… đem lại hiệu quả khi bạn bị viêm lợi, giảm nhanh các triệu chứng tấy đỏ, sưng đau.Không chỉ vậy, thuốc kháng viêm không chứa steroid còn có khả năng chống viêm.

Các thuốc thuộc nhóm NSAID làm giảm đau và chống viêm bằng cách ức chế các enzyme cyclooxygenase (COX). Nhờ ức chế COX, các NSAID làm ngăn chặn và/hoặc giảm đau, chống viêm

Cần thận trọng ở các đối tượng có nguy cơ: tiền sử viêm loét dạ dày, tim mạch, dị ứng, suy gan, suy thận, người già, phụ nữ có thai…

Các thuốc chống viêm non-steroid (nsaids) dùng để trị viêm lợi
Các thuốc chống viêm non-steroid (NSAIDs) dùng để trị viêm lợi

Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…)

Viêm lợi, chảy máu, viêm chân răng uống thuốc gì thì không thể không nhắc đến nhóm thuốc corticosteroid. Nhờ chứa các hoạt chất như prednisolon, dexamethason,… thuốc vừa có tác dụng kháng viêm mạnh vừa được dùng để giảm triệu chứng sưng, đỏ, đau nướu, viêm nha chu, viêm lợi nói chung.

Thuốc giảm đau trị viêm lợi

Các loại thuốc giảm đau như Paracetamol, Aspirin thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau nhức, viêm lợi gây khó chịu.

Aspirin là loại thuốc thuộc phân nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Thuốc giảm đau chữa trị viêm lợi Aspirin còn có tên gọi khác là Axit acetylsalicylic, Acetylsalicylate.

Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn một loại vật chất tự nhiên trong cơ thể để giảm đau và sưng. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng hạ sốt và giảm các cơn đau mức độ từ nhẹ đến vừa như đau cơ, đau răng, điều trị viêm lợi, hỗ trợ giảm nhức đầu, cảm lạnh thông thường.

Aspirin thông thường có thể được dùng để giảm đau khi điều trị viêm lợi với liều lượng 300-650 mg theo đường uống hoặc đặt trực tràng mỗi 4-6 giờ khi cần thiết, không quá 4 g/ngày. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng aspirin cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Lưu ý, không dùng aspirin cho các trường hợp mắc các bệnh như sốt xuất huyết, hen phế quản, các vấn đề chảy máu, polyp mũi,  loét dạ dày-tá tràng, các bệnh về máu, bệnh về gan, thận. Bạn nên thông báo với bác sỹ nếu bạn có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc đang sử dụng các thuốc chống viêm, các thuốc có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, chống đông máu hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.

Người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, để tránh những tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra.

Aspirin được kê để điều trị viêm lợi
Aspirin được kê để điều trị viêm lợi

Cách điều trị viêm lợi hiệu quả

Khi bị viêm lợi, loét miệng kéo dài, bạn cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám tìm ra nguyên nhân gây, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Thông thường bệnh viêm lợi thường xuất phát từ việc không vệ sinh răng miệng kỹ càng, cao răng mảng bám không được làm sạch định kì.

Vệ sinh răng miệng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh về răng miệng, trong đó có viêm lợi. Bạn cần dùng bàn chải lông mềm, kem đánh răng phù hợp để đều đặn đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Lưu ý rằng chúng ta phải chải răng nhẹ nhàng, đúng cách và thường xuyên để giữ hơi thở thơm mát, lợi khỏe mạnh, không bị viêm hay chảy máu.

Vệ sinh lưỡi đúng cách là bước không thể thiếu khi vệ sinh răng miệng hàng ngày giúp bạn bảo vệ nụ cười của mình.Ngoài ra, bạn cần sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ hết các mảnh vụn còn sót lại sau khi ăn. Bạn có thể dùng thêm nước súc miệng để có thể hạn chế tối đa tình trạng mảng hoặc chất bẩn dính trong khoang miệng.

Hút thuốc làm cho chúng ta dễ mắc bệnh viêm nướu hơn vì nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Vì vậy bạn hãy hạn chế và từ bỏ thuốc lá nhé.

Mặt khác, bạn cần duy trì chế độ ăn lành mạnh, đủ dinh dưỡng chất giúp cải thiện sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng quát. Điều này giúp mô nướu luôn khỏe mạnh.

Điều quan trọng, mỗi  6 tháng bạn nên đi khám nha khoa định kỳ và lấy cao răng để phát hiện và điều trị sớm nếu có vấn đề bất thường. Lấy cao răng không chỉ giúp nụ cười thẩm mỹ mà còn giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng, cụ thể là giảm thiểu tình trạng viêm lợi, lở miệng, chảy máu chân răng.

Hi vọng với nội dung mà Nha khoa đời sống chia sẻ bạn đã có thêm những thông tin hữu ích. Hãy thường xuyên truy cập website của chúng tôi để cập nhật những thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe răng miệng nhé.

Bình luận của bạn

Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám