Top 5 cách trị nhức răng hiệu quả

Đau răng, nhức răng luôn là cơn ác mộng đối với mọi người, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ. Cảm giác khi nhức răng không chỉ là ê buốt, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta. Vậy làm gì để giảm nhẹ những cơn đau. Theo dõi ngay Top 5 cách trị nhức răng hiệu quả mà Nha khoa và đời sống gợi ý cho bạn.

Top 5 cách trị nhức răng hiệu quả
Top 5 cách trị nhức răng hiệu quả

Vì sao đau nhức răng?

Trước khi tìm hiểu cách chữa nhức răng thì bạn cũng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này.

  • Bị bệnh về nướu răng – đây là một trong những vấn đề phổ biến mà ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải, kể cả trẻ em. Khi bị viêm nướu răng miệng trở nên nhạy cảm hơn, lợi chuyển từ màu hồng sang màu đỏ, sưng nề, thậm chí chảy mủ. Điều này khiến bạn cảm thấy không thoải mái, đau răng, nhức chân răng.
  • Viêm chân răng: Đây là bệnh lý xảy ra ở các mô mềm quanh răng, do cao răng tích tụ lâu ngày khiến người bệnh bị chảy máu chân răng, nhức răng, khiến răng miệng nhạy cảm khi uống nước lạnh, dùng đồ ăn quá nóng, ê buốt răng khi ăn kem.
  • Bị sâu răng: Sâu gây là nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh có cảm giác đau nhức. Dù vậy. sâu răng diễn ra âm thầm, thường thì giai đoạn đầu người bệnh sẽ không thấy đau nên thường xem nhẹ, ít lưu ý đến. Những cơn đau nhức do sâu răng gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của bạn, chán ăn, đau buốt lên tận đầu, vùng mặt…Sâu răng nếu không điều trị kịp thời có thể khiến răng bị viêm tủy, lung lay sớm, mất răng sớm.
  • Bị viêm tủy răng: Tủy răng bị viêm, bị hoại tử thì sẽ gây ra cảm giác đau nhức dữ dội hơn cả khi bị sâu răng. Chỉ khi tủy răng bị chết hoàn toàn thì người bệnh sẽ không đau nữa, nhưng đây lại là lúc sự sống của mô răng không được đảm bảo, do không còn nguồn cung cấp dưỡng chất để tồn tại.
  • Mọc răng khôn: Khi mọc răng khôn – răng số 8, hầu hết mọi người sẽ gặp hiện tượng đau nhức, sưng lợi, dễ bị viêm quanh răng do răng này mọc cuối cùng trong cung hàm, khó để vệ sinh triệt để, vi khuẩn tích tụ và phát triển gây nhiều bệnh lý cũng như sâu răng. Đừng chủ quan khi răng số 8 mọc, nếu tình trạng đau và sưng kéo dài lâu ngày bạn không nên tự ý mua thuốc uống mà cần sự trợ giúp từ bác sĩ chuyên sâu.
  • Làm sứ chất lượng kém hoặc sai kỹ thuật khiến răng sứ và phần viền lợi không khít sát gây viêm nướu, hôi miệng, đen chân răng, ê nhức chân răng kèm hôi miệng. Nếu không xử lí để tình trạng này kéo dài sẽ gây nhiều tổn thương răng miệng khác nghiêm trọng hơn.
  • Thói quen nghiến răng: Một số người có thể cảm thấy răng bị nhức và cơn đau lan đến xương quai hàm, hoặc đôi khi là bị nhức răng hàm dưới. Lý do có thể là vì bạn nghiến răng vào ban đêm. Đây là tình trạng hai hàm răng bị ghì và siết tạo áp lực lên răng và có thể phát ra âm thanh ken két.
  • Ngoài ra, triệu chứng đau răng có thể do răng bạn bị tổn thương như bị mòn cổ răng gây ê buốt, nhức chân răng, răng bị sứt mẻ vỡ hoặc bị chấn thương, chịu lực tác động mạnh bên ngoài
Nguyên nhân nhức răng
1 số nguyên nhân nhức răng phổ biến: bệnh về nướu, sâu răng, mọc răng 8

Đau chân răng là gì?

Đau chân răng hay nhức chân răng là tình trạng đau buốt ở xung quanh bề mặt răng hoặc bên trong răng. Nhìn chung, bạn sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng quanh nướu, khi ăn nhai hoặc gõ vào răng sẽ thấy đau, có thể kèm theo tình trạng sốt. Đặc biệt, bạn sẽ thấy ê buốt khi dùng đồ nóng lạnh. Cơn đau nhức chân răng có thể xuất hiện từng cơn, đau kiểu âm ỉ hoặc kéo dài, đôi khi đó cũng là một cơn đau dữ dội.

Nhức chân răng có thể do sâu răng đã tiến triển đến giai đoạn ăn mòn, lan sâu vào tủy răng. Khi răng sâu càng nặng thì tình trạng nhức chân răng càng rõ ràng, có khi buốt nhói đến tận óc.

Trong trường hợp có thức ăn bị mắc vào kẽ răng bạn cũng có thể khiến cảm thấy bị nhức răng kèm theo sưng nướu.

Hiện tượng đau nhức chân răng chủ yếu do bệnh lý liên quan đến tổ chức quanh răng như nướu răng, dây chằng nha chu, và xương ổ răng. Viêm nha chu khiến nướu bị viêm tấy đỏ, đau nhức, dễ bị chảy máu và nghiêm trọng hơn lợi sẽ dần tụt khỏi răng tạo nên các túi nha chu và gây ê buốt rất khó chịu.. Bệnh tiến triển càng nhanh, trạng thái đau nhức chân răng càng trở thành nghiêm trọng,

Nhức răng nên làm gì?

Khi chưa sắp xếp được thời gian thăm khám bác sĩ ngay, bạn có thể áp dụng những mẹo dân gian để giảm đau tạm thời ngay tại nhà. Tuy nhiên những biện pháp trị nhức răng này chỉ có tác dụng tạm thời, người bệnh vẫn nên đi khám nha sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị.

Nha khoa và đời sống sẽ giới thiệu tới bạn 5 cách trị nhức răng tại nhà vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả:

Chườm lạnh chữa nhức răng

Việc chườm đá vào vùng má -khu vực có răng bị nhức sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm thiểu cơn đau 1 cách nhanh chóng.Bạn hãy dùng đá lạnh bọc trong túi vải hoặc miếng khăn rồi đặt lên vị trí nhức răng, tiến hành chườm nhẹ 10 phút sau đó nghỉ 1 lúc rồi tiếp tục thực hiện. Chườm lạnh là cách làm được nhiều người áp dụng bởi khá đơn giản, hiệu quả nhanh.

Đau nhức răng
Chườm lạnh là cách phổ biến được áp dụng khi đau nhức răng

Chữa nhức răng bằng gừng tươi

Gừng vừa được dùng để làm gia vị, vừa được dùng để làm thuốc vì sở hữu nhiều đặc tính dược phẩm tốt. Gừng tươi vừa được dùng để làm gia vị vừa được biết đến như 1 vị thuốc với công dụng giảm sưng tấy, viêm nhiễm vì vậy gừng cũng được dùng để trị nhức răng. Bởi gừng có tính ấm, kháng viêm và giảm đau rất mạnh.

Bạn có thể dùng 200g gừng tươi cạo sạch vỏ đập dập để gừng nát ra. Sau đó đem gừng đắp vào chỗ răng đau trong vòng 15 phút, điều này giúp cho tinh chất gừng tiết vào chỗ răng nướu đang đau nhức. Để thuận tiện nhất bạn nên đắp gừng vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn hoàn toàn có thể ngậm gừng qua đêm và sáng hôm sau ngủ dậy và súc miệng lại. Bạn cần tiến hành việc ngậm gừng khoảng 1 tuần thì cơn đau nhức sẽ thuyên giảm.

Trị nhức răng
Dùng gừng tươi xay nhuyễn để trị nhức răng

Tiêu đen và húng quế chữa nhức răng

Húng quế chứa thành phần kháng sinh tự nhiên có thể hạn chế sự phát triển của rất nhiều vi khuẩn còn hạt tiêu đen có tác dụng chống sưng viêm rất tốt. Do vậy, kết hợp húng quế và tiêu đen để chữa nhức răng là 1 gợi ý tốt cho bạn.

Ngoài ra, rau húng quế có thể sử dụng để giúp răng miệng dễ chịu hoặc khử mùi hôi miệng hiệu quả.

Nguyên liệu : Tiêu đen và húng quế

Cách thực hiện

  • Lá húng quế rửa sạch rồi xay nhuyễn cùng với hạt tiêu đen rồi trộn chúng lại với nhau tạo thành hỗn hợp sệt sệt
  • Sau đó đắp hỗn hợp này lên khu vực răng bị đau để giảm nhanh chóng cơn đau răng nhức bạn có thể cảm nhận được hiệu quả tức thì.
Dùng tiêu đen - húng quế chữa đau răng
Dùng tiêu đen – húng quế chữa đau răng

Trị nhức răng bằng trà bạc hà

Trà bạc hà là vốn là 1 loại đồ uống tự nhiên không chứa caffein, có lợi cho sức khỏe. Nếu đang bị những cơn nhức răng hành hạ thì dùng trà bạc hà để “ trị ” chúng chính là một giải pháp rất hữu hiệu.
Khi dùng trà bạn sẽ cảm nhận được vị the mát có trong bạc hà hòa cùng vị đắng của trà với mùi thơm đặc trưng. Trà bạc hà rất dễ uống, có thể dùng vào bất cứ thời gian nào trong ngày.

Trà bạc hà là cách giúp bạn chữa đau nhức răng đơn giản mà vô cùng hiệu quả. Bạn lấy lượng lá bạc hà khôi vừa đủ và ngâm vào 1 ly nước sôi, để chừng 20 phút. Chờ trà bạc hà nguội hẳn hoặc ấm bạn có thể súc miệng hoặc cũng có thể dùng trà để uống hằng ngày. Kiên trì sử dụng trà bạc khoảng 5-7 ngày hà sẽ giúp bạn làm giảm cơn đau và sự khó chịu do đau nhức răng mang lại.

Dùng trà bạc hà khi bị đau nhức răng
Rất nhiều người đã chọn dùng trà bạc hà khi bị đau nhức răng

Đau chân răng dùng lá tía tô

Lá tía tô được biết đến là loại rau gia vị quen thuộc, thường được ông cha ta dùng trong chế biến nhiều món ăn. Bên cạnh đó, lá tía tô còn được xem là 1 dược liệu với nhiều công dụng đa dạng, phòng bệnh – chữa bệnh cực tốt. Ngoài những công dụng thông thường như giải cảm, giải độc, giảm ho, lá tía tô còn được dùng để chữa nhức răng, đau răng.

Trị nhức chân răng
Trị nhức chân răng bằng lá tía tô vô cùng hữu hiệu

Cách thực hiện nhanh chóng

→ Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá tía tô tươi sau đó rửa sạch, để ráo nước

→ Xay hoặc giã nát lá tía tô rồi lọc lấy nước

→ Dùng trực tiếp nước lá tía tô hoặc có thể hòa với một ít nước lọc để súc miệng.

Áp dụng mẹo trị nhức răng với lá tía tô đều đặn hàng ngày cảm giác đau nhức răng sẽ giảm đáng kể, đồng thời giảm mùi hôi trong khoang miệng.

Bị nhức răng khi nào cần gặp bác sĩ

Bạn nên sắp xếp thời gian đến nha khoa thăm khám định kì răng miệng thường xuyên để lấy cao răng và phát hiện kịp thời các vấn đề răng miệng, có phương án xử lí sớm.

Các chuyên gia cho rằng, cách trị đau nhức răng dân gian chỉ mang tính tạm thời, người bệnh vẫn nên đi khám để tìm nguyên nhân chính xác và điều trị triệt để, tránh để bệnh tiến triển nặng. Không nên chủ quan hay tự ý mua thuốc uống bên ngoài mà không có chỉ định từ nha sĩ. Điều này không chỉ khiến bạn đau đớn mà còn gây khó khăn cho việc điều trị.

Nếu theo dõi tình trạng đau nhức răng sau 24h đầu mà không thuyên giảm, bạn hãy mau chóng sắp xếp lịch hẹn với nha sĩ nếu:

– Cơn đau răng kéo dài hơn 2 ngày hoặc hơn

– Cơn đau tăng dần, càng lúc càng trở nên nghiêm trọng hơn

– Nhiệt độ cơ thể tăng cao ( dấu hiệu sốt rõ rệt)

Bạn cảm thấy đau đầu khi mở miệng, đau tai hoặc khó khăn khi nuốt, thở

Phòng ngừa đau nhức răng bằng cách nào?

Để giảm bớt tình trạng nhức răng, bạn cũng nên thực hiện tốt những lời khuyên mà nha sĩ hướng dẫn như

Chế độ ăn uống

  • Hạn chế sử dụng đồ uống có gas, nhiều đường, nhiều axit bào mòn
  • Tránh các thói quen xấu như dùng răng cắn đồ cứng, mở nắp chai lần
  • Tránh ăn nhai nhiều ở bên răng bị đau nhức
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, lưu ý thêm 1 số thực phẩm tốt cho răng

Chăm sóc răng miệng

  • Đánh răng đúng cách 2 lần/ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng
  • Chải răng với lực vừa phải theo chiều dọc hoặc xoay tròn, không chải theo chiều ngang, tránh tổn thương men răng, mòn cổ răng.
  • Thay bàn chải mỗi 3 – 6 tháng để đảm bảo vệ sinh và tránh kích ứng.
  • Súc miệng để khoang miệng được sạch sẽ hoàn toàn đồng thời làm dịu bớt cơn đau nhức.

Khi bị đau nhức bạn cũng có thể ứng dụng các cách giảm đau tại nhà, tuy nhiên để chấm dứt hoàn toàn hiện tượng nhức răng, đau chân răng bạn vẫn cần có sự can thiệp từ bác sĩ chuyên sâu răng hàm mặt.
Chính vì vậy bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám – chẩn đoán, đưa ra hướng điều trị cho việc đau nhức chân răng cũng như đau răng nói chung, tránh để bệnh tình phát triển nặng, ảnh hưởng đến.

Hi vọng với những nội dung mà Nha khoa và đời sống chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có hướng xử lí kịp thời khi gặp những cơn đau nhức răng, đau chân răng, nhức chân răng. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để tiếp tục đọc thêm những mẹo hay và kiến thức chăm sóc răng miệng hữu ích các bạn nhé!

Bình luận của bạn

Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám