3 phương pháp điều trị răng nhiễm fluor

Răng nhiễm fluor là tình trạng hàm lượng fluor vượt quá mức dẫn đến dư thừa, gây nên một số biến chứng nguy hiểm cho răng miệng. Vậy khi răng nhiễm fluor phải làm sao để điều trị. Các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu cách điều trị nhé!

3 phương pháp điều trị răng nhiễm fluor
3 phương pháp điều trị răng nhiễm fluor

Thế nào là răng nhiễm fluor?

Fluor là một nguyên tố hóa học có ký hiệu là F. Fluor là chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình phát triển răng, có tác dụng tái tạo men răng và góp phần chuyển hóa canxi giúp răng chắc khỏe.

Fluor một trong những chất dinh dưỡng không mùi, không vị tồn tại nhiều trong tự nhiên như: nước, thực phẩm, không khí, sinh vật. Flour là nguyên tố tham gia vào nhiều thành phần cấu trúc xương và chuyển hóa trong cơ thể giúp xương chắc khỏe.

Đối với răng miệng fluor đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo men răng, phát triển răng, hình thành xương răng, giúp chuyển hóa canxi giúp răng chắc khỏe nhằm ức chế sâu răng.

Tuy nhiên nếu lượng fluor hấp thụ trong cơ thể quá nhiều gây thừa fluor dẫn đến tình trạng cơ thể bị ngộ độc fluor và dẫn tới hiện tượng răng nhiễm fluor.

Răng nhiễm fluor là gì?

Tình trạng răng nhiễm fluor
Tình trạng răng nhiễm fluor

Răng nhiễm fluor là tình trạng răng tiếp xúc với một lượng lớn fluor trong thời gian dài, gây dư thừa fluor làm ảnh hưởng đến quá trình tái tạo men răng. Khi đó xuất hiện những đốm trắng đục loang lổ trên bề mặt răng, làm cho răng không trắng đều. Hiện tượng này phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn hình thành và phát triển răng và lợi.

Ở giai đoạn đầu răng nhiễm fluor rất khó phát hiện bởi không có biểu hiện rõ ràng, trên răng có chuyển màu vàng nhẹ giống như cao răng. Một thời gian dài nhiễm răng mới có những biểu hiện rõ ràng hơn. Tùy vào vào tình trạng nhiễm fluor sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Nếu răng nhiễm fluor ở tình trạng nhẹ, răng chỉ bị đổi màu nhẹ, xuất hiện nhiều đốm trắng nhỏ làm cho màu sắc răng không được đồng đều, chỗ tối chỗ sáng.

Nếu ở tình trạng nặng hơn các đốm trắng ngày càng lớn dần, màu chuyển dần từ màu trắng đục sang màu vàng hoặc màu nâu sẫm lấm tấm trên bề mặt răng. Bề mặt răng sần sùi, thô ráp không đều, các lỗ bắt đầu xuất hiện rời rạc trên răng. Tình trạng này khiến răng bị đổi màu vĩnh viễn khó có thể khôi phục lại bằng biện pháp tẩy trắng răng. Đặc biệt, thân răng xuất hiện các rãnh hố khiến răng nhạy cảm và dễ bị vỡ khi ăn đồ ăn cứng.

Nguyên nhân răng nhiễm fluor

Fluor có vai trò quan trọng cho răng miệng, tuy nhiên chất dinh dưỡng nào cũng có cái lợi và cái hại riêng. Vậy nên nếu hấp thụ quá nhiều fluor vào trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng răng nhiễm fluor. Vậy thì nguyên nhân do đâu khiến răng nhiễm fluor.

Nguyên nhân răng nhiễm fluor
Nguyên nhân răng nhiễm fluor

Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống là nguyên nhân hàng đầu gây nên răng nhiễm fluor. Khi ăn quá nhiều thực phẩm có chứa fluor như tôm, cua, khoai tây, nước soda,… Trong những thực phẩm và đồ uống đó chứa hàm lượng fluor rất cao. Nhiều người cứ lầm tưởng fluor là chất dinh dưỡng nên sử dụng quá nhiều, liên tục trong thời gian dài với ngụ ý giúp cung cấp chất dinh dưỡng fluor làm cho răng chắc khỏe và bền đẹp. Chính bởi những suy nghĩ lệch lạc đó đã đưa một hàm lượng lớn và trong cơ thể, lâu ngày tích tụ lại dẫn đến thừa fluor.

Uống nhiều thuốc có chứa nhiều fluor

Trong thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh chứa nhiều thành phần hóa học đặc biệt giúp chống lại các virus gây bệnh. Nhưng thuốc cũng có tác dụng phụ đó như làm oxi hóa, ăn mòn men răng khiến màu răng bị loang lổ, không đều màu.

Yếu tố môi trường

Fluor có hàm lượng cao ở đất và nước. Hay những khu công nghiệp cho chứa nhiều thành phần fluor để phục vụ cho quá trình sản xuất. Phổ biến nhất là những khu công nghiệp sản xuất phân bón và xi măng. Những thực phẩm được trồng ở những khu vực này chứa hàm lượng fluor cao, khi con người ăn vào sẽ đưa một lượng fluor lớn vào trong cơ thể. Nước ở những khu vực này cũng vậy, nếu uống nước trong tự nhiên không qua xử lý sẽ dẫn tới ngộ độc fluor và gây ra tình trạng răng nhiễm fluor nghiêm trọng.

Ngoài ra, sử dụng quá nhiều kem đánh răng và nước súc miệng chứa nhiều fluor sẽ làm răng bị bào mòn và nhiễm fluor. Trường hợp này thường gặp ở những hàm răng nhạy cảm, men răng yếu, nếu đánh răng quá nhiều khiến răng nhiễm fluor.

Điều trị răng nhiễm fluor thế nào?

Sử dụng tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng là phương pháp phổ biến giúp loại bỏ những vết ố vàng trên răng và những đốm trắng do răng nhiễm fluor gây ra. Tuy nhiên tẩy trắng răng chỉ có tác dụng với những trường hợp nhiễm nhẹ. Để biết được tình trạng răng của bạn đang ở trong tình trạng như thế nào, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ tư vấn là lựa chọn phương pháp phù hợp.

Sử dụng phương pháp tẩy trắng răng
Sử dụng phương pháp tẩy trắng răng

Nếu bạn ở tình trạng nhẹ thì có thể áp dụng theo phương pháp tẩy trắng răng giúp tiết kiệm chi phí và thời gian trong quá trình điều trị.

Có rất nhiều phương pháp tẩy trắng răng khác nhau như Laser Whitening, tẩy trắng bằng đèn LED, tẩy trắng bằng đèn Plasma,… Tuy nhiên, phương pháp tẩy trắng răng Laser Whitening được áp dụng nhiều nhất giúp làm trắng răng. Phương pháp này rất an toàn, hiệu quả cho răng, không làm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và không làm mòn men răng, đem lại hàm răng vừa trắng sáng vừa chắc khỏe.

Với phương pháp này bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành lấy đi lớp cao răng giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại, ảnh hưởng đến răng miệng gây ra các bệnh như viêm lợi, viêm nha chu. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành bôi thuốc làm trắng răng lên bề mặt răng, cùng với đó là sử dụng đèn Laser giúp kích hoạt thuốc tẩy trắng nhằm lấy đi các chất gây đổi màu răng, trả lại một màu răng trắng sáng, không còn những ố vàng và những đốm trắng trên thân răng. Đồng thời men răng được loại bỏ những chất gây hại đem lại hàm răng chắc khỏe.

Phương pháp bọc răng sứ

Bọc răng sứ là giải pháp cho những hàm răng nhiễm fluor nặng không thể thực hiện bằng phương pháp tẩy trắng răng bằng thuốc tẩy trắng. Giải pháp này giúp bạn lấy lại hàm răng trắng sáng, đẹp nhanh chóng.

Phương pháp bọc răng sứ điều trị răng nhiễm fluor
Phương pháp bọc răng sứ điều trị răng nhiễm fluor

Với phương pháp này bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành mài phần phần răng thật, sau đó chụp một lớp mão sứ ra bên ngoài. Mão sứ như một lớp áo mặc bên ngoài cùi răng, mão sứ vừa khít với cùi răng, nướu răng gắn chặt để đảm bảo chức năng của răng tốt hơn và giúp việc ăn nhai được đảm bảo. Răng không còn tình trạng nhạy cảm và không gây ê buốt trong quá trình ăn nhai và vệ sinh răng miệng.

Sử dụng dán sứ veneer

Dán sứ veneer là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ hiện đại nhất hiện nay. Với công nghệ dán sứ veneer sẽ giúp bạn tạm biệt hàm răng nhiễm fluor gây mất thẩm mỹ để đón chào một hàm răng trắng sáng với một nụ cười tự tin.

Sử dụng dán sứ veneer có rất nhiều ưu điểm mà bạn có thể chọn lựa:

Miếng dán sứ veneer có màu sắc đa dạng, bạn có thể lựa chọn những màu răng phù hợp với sở thích của mình. Miếng dán sứ veneer mỏng, không bị lộ sau khi làm, đặc biệt khả năng che phủ màu tốt giúp che đi những phần răng răng fluor.

Ưu điểm của dán sứ veneer khi lắp là không cần mài răng hoặc chỉ mài mỏng khoảng 0,2 – 0,5 mm, không ảnh hưởng đến răng thật của bạn, vẫn đảm bảo bạn có một hàm răng đều, trắng sáng tự nhiên và một nụ cười đẹp. Khi dán sứ ít gây xâm lấn răng thật nhất.

Dán sứ veneer điều trị răng nhiễm fluor
Dán sứ veneer điều trị răng nhiễm fluor

Dán sứ veneer không những mang lại cho bạn một màu răng đẹp mà còn mang lại một hàm răng chắc khỏe. Bởi miếng dán sứ veneer có độ cứng 400Mpa – trong khi răng tự nhiên độ cứng 80- 120Mpa. Thực tế cho thấy miếng dán sứ có sức chịu lực cao hơn cả răng thật nên bạn có thể hoàn toàn ăn nhai, cắn xé thức ăn thoải mái mà không lo sứt, mẻ hay vỡ.

Vậy nên sử dụng phương pháp dán sứ veneer là một trong những cách điều trị hiệu quả để loại bỏ hàm răng nhiễm fluor mang đến một hàm răng như mong muốn.

Với những kiến thức mà Nha khoa và đời sống đã cung cấp, hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được cách điều trị phù hợp với tình trạng răng của mình. Bạn hãy cùng theo dõi trang web để biết thêm nhiều kiến thức về răng miệng khác nha!

Bình luận của bạn

Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám